Thứ hai, 20/05/2024

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (6/10): FMC của "ông lớn" trong TOP 3 DN xuất khẩu tôm được khuyến nghị mua

06/10/2023 6:30 AM (GMT+7)

Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) là một trong ba doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, chiếm 5% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước vào năm 2022. Trong phiên giao dịch hôm nay (6/10), mã chứng khoán FMC của DN này được nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị mua.

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 5/10, thị trường có phần dè dặt và phiên sáng rồi quay đầu giảm mạnh vào phiên chiều khi áp lực bán gia tăng dần, đặc biệt là từ nhà đầu tư nước ngoài khi khối này tiếp tục quay lại bán ròng mạnh trên sàn HoSE với giá trị 730,8 tỷ đồng. 

Kết phiên, VN-Index đóng cửa tại mốc 1.113,89 điểm, giảm gần 15 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tiêu cực với 13/18 ngành giảm điểm, trong đó ngành dầu khí và bán lẻ  tiêu cực nhất.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (6/10): FMC của "ông lớn" trong TOP 3 DN xuất khẩu tôm được khuyến nghị mua - Ảnh 1.

Cổ phiếu FMC của "ông lớn" trong TOP 3 DN xuất khẩu tôm được khuyến nghị mua

Nhà đầu tư vẫn nên hạn chế giải ngân bắt đáy giá cổ phiếu

Phiên giao dịch chứng khoán hôm nay (6/10), các chuyên gia cho rằng, thị trường vẫn chưa có tín hiệu tạo đáy mới, áp lực bán cổ phiếu có thể gia tăng trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư chỉ duy trì tỉ trọng tài khoản ở mức tối thiểu từ 10 – 20% để quản trị rủi ro, hạn chế giải ngân bắt đáy giá cổ phiếu.

Theo Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV), mặc dù cơ hội mở rộng nhịp hồi phục của VN-Index vẫn đang hiện hữu nhưng áp lực điều chỉnh sẽ sớm quay trở lại khi chỉ số tiếp cận ngưỡng cản gần đáng lưu ý quanh 1.14x. 

Vì vậy, nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục hạ vị thế nắm giữ về mức an toàn quanh ngưỡng kháng cự đã đề cập.

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) thì nhận định, về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index gần như chưa cho tín hiệu tạo đáy mới cho thấy áp lực bán vẫn có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong ngắn hạn. Vì vậy, VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư chỉ duy trì tỉ trọng cổ phiếu trong tài khoản ở mức khoảng 10 – 20% để có thể quản trị rủi ro nếu thị trường vẫn tiếp tục đà giảm trong những phiên tới. 

Nhà đầu tư chỉ giải ngân bắt đáy với tỷ trọng nhỏ mang tính thăm dò và ưu tiên các cổ phiếu chưa tăng giá nhiều so với nền giá gần nhất và vẫn giữ được xu hướng tích lũy tạo nền gia mới sau phiên hôm nay.

Công ty Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS) nhận định, trong ngắn hạn, VN-Index chưa xác nhận nhịp phục hồi và vẫn còn rủi ro tiếp tục điều chỉnh. 

Vì thế, nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì danh mục tỷ trọng thấp, ưu tiên quản trị rủi ro danh mục. Trong khi đó, nhà đầu tư trung - dài hạn thì nên tiếp tục nắm giữ danh mục đã giải ngân theo khuyến nghị của SHS từ đầu sóng và kiên nhẫn chờ đợi thị trường tích lũy ổn định trở lại.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (6/10): FMC của "ông lớn" trong TOP 3 DN xuất khẩu tôm được khuyến nghị mua - Ảnh 2.

SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với FMC là 56.200 đồng/CP

Còn theo Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI), phiên giao dịch ngày 5/10 cho thấy giới đầu tư vẫn vô cùng thận trọng khi thanh khoản vẫn tiếp tục sụt giảm. Vì vậy, ở thời điểm hiện tại CSI vẫn duy trì quan điểm quan sát, kiên nhẫn chờ VN-Index test ngưỡng hỗ trợ 1.081-1096 điểm mới quay lại vị thế mua.

Cổ phiếu FMC của "ông lớn" Sao Ta được khuyến nghị mua

Phiên giao dịch hôm nay (6/10), mã chứng khoán FMC của Thực phẩm Sao Ta được khá nhiều công ty chứng khoán khuyến nghị nhờ vào các triển vọng tích cực về kinh doanh.

Theo Chứng khoán Vietcap (VCSC), Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) là một trong ba doanh nghiệp xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam, chiếm 5% giá trị xuất khẩu tôm của cả nước vào năm 2022. 

Trong nửa đầu năm 2023, doanh thu của FMC giảm 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này vượt trội so với mức giảm 32% của tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Mức giảm thấp hơn này là nhờ Nhật Bản, thị trường xuất khẩu lớn nhất của FMC, ghi nhận nhu cầu tiêu thụ ổn định hơn so với các thị trường lớn khác như châu Âu và Mỹ.

FMC đặt mục tiêu doanh thu năm 2023 là 5,9 nghìn tỷ đồng (tăng 3,5% so với năm ngoái), mục tiêu này khá khả thi nhờ kỳ vọng xuất khẩu tôm sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023, bên cạnh việc FMC mở rộng năng lực chế biến và nuôi trồng.

Đồng quan điểm, Chứng khoán SSI cũng duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu FMC.

Cụ thể, SSI đưa ra giá mục tiêu 1 năm đối với FMC là 56.200 đồng/CP (tiềm năng tăng giá là 13%), với P/E mục tiêu là 10x khi chuyển cơ sở định giá sang năm 2024. Đồng thời, thị trường Nhật Bản có giá bán trung bình cao hơn, mức độ cạnh tranh hạn chế và rào cản gia nhập cao do thị trường này ưa chuộng các sản phẩm giá trị gia tăng. 

Theo SSI, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm giá trị gia tăng so với các quốc gia khác chủ yếu xuất khẩu sản phẩm tôm nguyên liệu.

Trong khi đó, Công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC) thì khuyến nghị mua với cổ phiếu DCM của Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau.

Theo FSC, việc nhà máy ure của DCM hết khấu hao trong quý III/2023 được xem là động lực tăng trưởng cho cổ phiếu này. Đồng thời, nhu cầu hồi phục trong bối cảnh giá lương thực tăng do tình trạng thắt chặt xuất khẩu lượng thực ở các quốc gia lớn.

Do đó, trong ngắn hạn, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư có thể xem xét mua cổ phiếu DCM ở mức giá hiện tại với tỷ trọng thấp do xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn tiêu cực.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.