Thứ sáu, 31/05/2024

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió

09/05/2024 7:50 AM (GMT+7)

Sự cố sập hầm đường sắt Bãi Gió khiến nhiều hành khách và chủ hàng đã thay đổi phương tiện đường sắt bằng phương tiện khác dẫn đến doanh thu vận tải sau khi sự cố được khắc phục bị giảm, lãnh đạo TCT Đường sắt Việt Nam cho biết.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có báo cáo thiệt hại về sự cố sập hầm đường sắt Bãi Gió giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, ước tính thiệt hại hơn 50 tỷ đồng.

Ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc VNR cho biết, tổng thiệt hại do sự cố gây ra ước tính hơn 50 tỷ đồng. Trong đó, chi phí tham gia khắc phục sự cố hơn 3,6 tỷ đồng; chi phí thiệt hại trực tiếp do sự cố hơn 18,7 tỷ đồng; thiệt hại làm giảm doanh thu ảnh hưởng từ sự cố hơn 28 tỷ đồng.

Sự cố sụt lở đất đá trên đỉnh hầm Bãi Gió làm ách tắc tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh từ lúc 12h45 ngày 12/4 đến 18h30 ngày 21/4. 

Vụ sụt lở đã khiến các đoàn tàu từ hai hướng không thể lưu thông qua khu vực và phải phong tỏa khu gian giữa ga Hảo Sơn (xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và ga Đại Lãnh (xã Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa).

Đường sắt Việt Nam thiệt hại hơn 50 tỷ vì sập hầm Bãi Gió- Ảnh 1.

Hiện trường sập hầm đường sắt. Ảnh: VNR


Ông Khánh cho biết, ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ GTVT đã chỉ đạo các đơn vị liên quan và Đường sắt đã tham gia ứng cứu, khắc phục sự cố.

Cùng với đó, Đường sắt chủ động phối hợp với các địa phương tổ chức thực hiện chuyển tải hành khách và hàng hóa bằng phương tiện đường bộ đảm bảo an toàn, thuận lợi cho hành khách đối với các tàu đi từ phía Nam ra phải dừng ở Ga Giã ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) và các tàu đi từ phía Bắc vào phải dừng ở Ga Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

"Do ảnh hưởng của sự cố kéo dài, nhiều hành khách và chủ hàng đã thay đổi phương tiện đường sắt bằng phương tiện khác dẫn đến doanh thu vận tải sau khi sự cố được khắc phục bị giảm, chưa hồi phục trở lại được như trước khi sự cố xảy ra", ông Khánh nói về thiệt hại.

Được biết, các dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh được Nhà nước đầu tư đã triển khai từ năm 2019 và hiện nay vẫn đang trong giai đoạn triển khai.

Khi các dự án này hoàn thành, năng lực thông qua của tuyến sẽ được nâng cao, rút ngắn thời gian chạy tàu và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt.

Tổng công ty đường sắt Việt Nam cho biết, trong quá trình thi công các dự án trên, hoạt động vận tải đường sắt gặp nhiều khó khăn do năng lực chạy tàu giảm sút, thời gian chạy tàu kéo dài. Số tiền giảm doanh thu do bị ảnh hưởng phong tỏa, chạy chậm phục vụ thi công và các chi phí liên quan đến vận dụng đầu máy, kéo dài thời gian quay vòng toa xe ước tính hơn 200 tỷ đồng/năm.

Để hỗ trợ hoạt động kinh doanh vận tải đường sắt, giảm khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và khách hàng, VNR đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ và đề xuất Bộ Tài chính tiếp tục chính sách giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt do Nhà nước đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt tại Thông tư 44/TT-BTC/2023 cho đến khi hoàn thành toàn bộ các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đang tiến hành sáp nhập đường sắt Hà Nội và Sài Gòn trong năm nay để thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp, giảm tính cạnh tranh đem lại hiệu quả trong kinh doanh sản xuất.

Tại đề án cơ cấu doanh nghiệp, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam lựa chọn phương án hợp nhất hai Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn.

Vào cuối tháng 4/2024, hai công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội và Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn đã tổ chức thành công đại hội cổ đông thường niên và đều thống nhất thông qua phương án hợp nhất hai công ty, phương án hoạt động kinh doanh, điều lệ của công ty hợp nhất... Tên doanh nghiệp sau hợp nhất là Công ty CP Vận tải đường sắt, tên viết tắt: VRT; vốn điều lệ hơn 1.303 tỷ đồng.



Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Đề nghị duy trì đường bay TP.HCM - Cà Mau hàng ngày

Đề nghị duy trì đường bay TP.HCM - Cà Mau hàng ngày

Để phục vụ người dân, UBND tỉnh Cà Mau vừa đề nghị các hãng hàng không tiếp tục duy trì tần suất khai thác hàng ngày.

Ngân hàng Nhà nước thúc tăng tín dụng, giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng Nhà nước thúc tăng tín dụng, giảm lãi suất cho vay

Hệ thống ngân hàng phải thực hiện các giải pháp tăng tín dụng đồng thời cắt giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Đây là yêu cầu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Mức độ quan tâm, tìm mua chung cư giảm mạnh

Mức độ quan tâm, tìm mua chung cư giảm mạnh

Mức độ quan tâm tìm kiếm, quan tâm chung cư giảm mạnh trong tháng vừa qua. Các chuyên gia đánh giá nguyên nhân có thể do giá thứ cấp và sơ cấp ở nhiều dự án tăng mạnh khiến người mua "chùn tay".

Mitsubishi sắp hợp tác chiến lược toàn diện với Vingroup

Mitsubishi sắp hợp tác chiến lược toàn diện với Vingroup

Tập đoàn Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Mitsubishi Corporation (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác chiến lược toàn diện vào ngày 30/5.

Lĩnh vực nắm nhiều lợi thế nhưng lắm bộn bề ở TP.HCM

Lĩnh vực nắm nhiều lợi thế nhưng lắm bộn bề ở TP.HCM

Là một trong những địa phương đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp và mang lại hiệu quả tích cực, TP.HCM vẫn tồn tại các vấn đề cần giải quyết.

BIDV bán vàng miếng từ đầu tuần sau nhưng 'không đặt mục tiêu lợi nhuận'

BIDV bán vàng miếng từ đầu tuần sau nhưng 'không đặt mục tiêu lợi nhuận'

BIDV bắt đầu bán vàng miếng từ ngày 3/6/2024 theo chủ trương mới của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng này nói không đặt ra mục tiêu lợi nhuận mà sẽ cung ứng với mức giá phù hợp trên cơ sở giá mua từ Ngân hàng Nhà nước.