Chiến tranh biên giới 1979: Bí mật cường kích Mỹ cực mạnh trong biên chế Việt Nam

Thứ tư, ngày 07/08/2019 18:33 PM (GMT+7)
Với nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ binh mặt đất, A-37 từng có thời gian hoạt động tích cực trong không quân Việt Nam trong khoảng thời gian cuối thập niên 70 đầu thập niên 80. Trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc năm 1979, những chiếc cường kích A-37 đã tập trung, sẵn sàng cất cánh một khi có lệnh.
Bình luận 0

A-37 là phi cơ chiến lợi phẩm mà ta thu được sau chiến tranh chống Mỹ. Nó đóng vai trò là cường kích hỗ trợ mặt đất hiệu quả, thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ, trong đó có việc tiêu diệt sinh lực đối phương.

img

Máy bay cường kích A-37.

Cường kích A-37 là loại máy bay ném bom hạng nhẹ, được quân đội Mỹ đặt hàng hãng Sessna phát triển từ loại máy bay huấn luyện 2 chỗ ngồi T-37Cs, với mục đích tạo ra một loại máy bay ném bom có chi phí hoạt động thấp. Tuy được phát triển từ máy bay huấn luyện, nhưng nó lại được trang bị hệ thống điện tử tốt hơn cùng hai động cơ khỏe giúp chúng có thể cơ động cao trên chiến trường.

A-37 trang bị hai chỗ ngồi cạnh nhau dành cho phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. Vũ khí trang bị gồm có súng máy Gatting cỡ nòng 7,62mm, rocket, bom và cả tên lửa tiềm nhiệt treo trên 6 mấu cứng của cánh.

Những năm sau khi thống nhất đất nước, các phi đội A-37 đã tích cực giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do chính quyền Khmer Đỏ gây ra. Trong cuộc chiến biên giới phía Bắc bảo vệ Tổ quốc năm 1979, không quân Việt Nam đã tăng cường máy bay cường kích A-37 và tiêm kích F-5E ra Bắc, sẵn sàng cất cánh đánh chặn đối phương khi có lệnh.

img

XEM THÊM:

Việt Hùng (An Ninh Thủ Đô)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem