Chàng kỹ sư thủy sản "liều ăn nhiều", bỏ phố lên rừng nuôi giống gà độc lạ kết hợp làm du lịch sinh thái

Công Tâm Thứ hai, ngày 17/07/2023 19:08 PM (GMT+7)
Sau khi nuôi thành công các giống gà độc, lạ ở trung tâm TP. Nha Trang (Khánh Hòa), anh Nguyễn Minh Hùng tiếp tục liều mình tự tìm lên vùng núi sâu để nuôi những giống gà độc lạ kết hợp với du lịch khiến ai ai cũng ngỡ ngàng.
Bình luận 0
Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 1.

 

8X nuôi hàng chục loại giống gà độc lạ, xịn 

Năm 2009, anh Nguyễn Minh Hùng (SN 1986, phường Vĩnh Phước, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) tốt nghiệp Trường Đại học thủy sản Nha Trang, với tấm bằng kỹ sư thủy sản. Sau khi ra trường anh được nhận vào làm ở các Viện, cơ sở trong lĩnh vực thủy sản với mức lương hấp dẫn hơn 10 triệu đồng/tháng.

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 1.

Nguyễn Minh Hùng nuôi giống gà độc lạ, kết hợp với du lịch sinh thái. Ảnh: Công Tâm

Tuy nhiên đến năm 2014, với tình yêu và đam mê các giống gà độc lạ của các nước tiên tiến trên thế giới nên anh đã gác lại công việc nuôi trồng thủy sản để chuyển hướng sang đầu tư nuôi gà cảnh. Ban đầu chỉ thí điểm 10 con gà cảnh và sau đó đã nhân rộng gần 300 con các loại.

8X nuôi hàng chục loại giống gà độc lạ, xịn kết hợp làm du lịch sinh thái.

Anh Nguyễn Minh Hùng nuôi các giống gà nổi tiếng như: Serama, Phoenix, Quý phi, Tân Châu, Ba Lan lông ngược, Ba Lan đen trắng, Ba Lan sư tử, gà lông xù, gà Sebright, gà Onagadori,...các giống gà đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Ba Lan, Mỹ,...

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 2.

Giống gà độc lạ được anh Hùng đem về nuôi. Ảnh: Công Tâm

Anh Hùng chia sẻ, các giống gà nước ngoài có nhiều ưu điểm, màu sắc rất đa dạng, phong phú và có hình dáng khác so với giống gà truyền thống trong nước nên được người dân và du khách rất thích. 

Những giống gà độc, lạ từ nước ngoài sau khi thuần hóa thì dễ dàng chăm sóc, thức ăn cho những giống gà này cũng dễ dàng tìm kiếm ở ngay tại địa phương. 

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 3.

Những giống gà cho bộ lông tuyệt đẹp. Ảnh: Công Tâm

Công việc chăm sóc đàn gà này luôn luôn đem lại niềm hứng khởi và hạnh phúc đối với anh Nguyễn Minh Hùng. Cả ngày anh đều tất bật với công việc chăm sóc, tiêm phòng, làm vệ sinh cho những chú gà cảnh, nghiên cứu từng đặc điểm của giống gà để làm sao chăm sóc cho phù hợp. 

Liều mình vào rừng sâu nuôi giống gà độc lạ kết hợp với du lịch

Sau khi làm mô hình nuôi gà thành công ở Nha Trang, nhận thấy đất ở nơi đây hẹp nên anh Hùng tìm tòi, nghiên cứu chuyển mô hình lên xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Đây cũng là một xã cách xa trung tâm TP. Nha Trang khoảng 80km. 

Anh Hùng cho biết: "Khi mua 15.000m2 đất ở đây, tôi bắt đầu thấy khó khăn chồng chất lên đôi vai, cỏ ở đây không mọc, nước không có, đường đi lại khá xa, nhiều người còn bảo tôi liều vậy, tôi vẫn cảm thấy bình thường. Bỏ chuyện ngoài tai của thiên hạ, tôi quyết tâm chứng minh cho mọi người thấy về cách làm và hướng đi hợp lý của mình".

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 5.

Giống gà nước ngoài có màu sắc tuyệt đẹp. Ảnh: Công Tâm

Sau khi nghiên cứu, anh Hùng bắt tay vào trồng từng cây cỏ, sau đó đầu tư vốn làm hệ thống nước tưới kéo từ trên núi xuống phục vụ tưới cây trong khu du lịch Tiên Long'S Farm. Những vườn cây đang trong giai đoạn phát triển tốt, cây cỏ mọc lên xanh tươi anh đã mừng thầm.

Niềm vui chưa được bao lâu, khi anh Hùng mang các giống gà ngoại lên đây nuôi, một số con bị chết do khác biệt về thời tiết. Ban ngày thời tiết nắng nóng, ban đêm lại lạnh nên gà chết do sốc nhiệt, nhìn thấy những con gà cảnh chết anh thấy xót xa. 

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 6.

Con chim công phục vụ cho khách tham quan. Ảnh: Công Tâm

"Kể từ khi gà cảnh chết, anh quyết tâm tìm ra được nguyên nhân và đồng thời kết hợp thuần hóa giống gà để thích nghi với thời tiết của địa phương. Đến nay, những con gà cảnh này đã thích nghi và phát triển khá tốt ở khu vực miền núi, nhiều con còn nhảy tung tăng trong vườn" - anh Hùng nói.

Với diện tích 15.000m2, anh Hùng quy hoạch rất bài bản phân ra từng khu kết hợp nuôi vịt, gà cảnh, ngỗng, heo rừng, đà điểu, chim trĩ, cá, chim công,...

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 7.

Những quả bưởi đang cho quả ngọt tại vườn của anh Hùng. Ảnh: Công Tâm

Ngoài ra, anh còn kết hợp trồng hàng trăm các loại cây ăn quả như: Nhãn, sầu riêng, chôm chôm, ổi, nho, bưởi da xanh, cam, quýt, mít,...

Sau khi hoàn thiện, do ảnh hưởng dịch kéo dài nên các năm trước chưa có khách đến. Kể từ đầu năm 2023 đến nay, nhiều đoàn khách là các em học sinh, sinh viên, du khách trong ngoài nước đã tìm đến tham quan, trải nghiệm. 

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 8.

Gà có bộ lông và màu rất đẹp ai thấy cũng mê. Ảnh: Công Tâm

Anh Hùng tâm sự thêm: "Mô hình chăn nuôi kết hợp với du lịch ở một xã miền núi thật sự khó, chứ nếu dễ họ cũng làm hết rồi. Tuy nhiên, giờ đây, mô hình của tôi bước đầu đã mang lại thành công, các cây trồng, vật nuôi trong trang trại cũng đều đang phát triển tốt. Ngoài ra, mô hình rất gần đường, không khí trong lành và gần các điểm du lịch nên mọi người dễ dàng tham quan". 

Chàng kỹ sư thủy sản "liều ăn nhiều", bỏ phố lên rừng nuôi giống gà độc lạ kết hợp làm du lịch sinh thái - Ảnh 10.

Nhiều đoàn đưa các em học sinh đến tham quan, trải nghiệm tại khu du lịch. Ảnh: Công Tâm

Chàng kỹ sư "liều" lên rừng nuôi gà độc lạ kết hợp du lịch - Ảnh 10.

Chim đà điểu phục vụ cho khách đến tham quan, chụp ảnh. Ảnh: Công Tâm

Trong thời gian tới, anh Hùng ấp ủ phát triển mô hình du lịch cộng đồng, ban đêm cắm trại múa hát sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc của đồng bào dân tộc tại địa phương, để mọi người cùng hòa nhịp vào núi rừng bên lửa trại tại vùng núi huyện Khánh Vĩnh. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương. 

Chàng kỹ sư thủy sản "liều ăn nhiều", bỏ phố lên rừng nuôi giống gà độc lạ kết hợp làm du lịch sinh thái - Ảnh 12.

Mời bạn tham gia Giải báo chí toàn quốc viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam"

- Tác phẩm dự thi phải viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam", ưu tiên cho chủ đề về "Nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số", là những tác phẩm phản ánh đúng sự thực khách quan. Ban Tổ chức Giải báo chí không nhận các tác phẩm hư cấu, tác phẩm văn học.

- Thể loại của các phẩm dự thi là ký sự, phóng sự, bút ký, bài phản ánh, bài phản biện viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

- Bài gửi dự thi trên báo in (đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay): Bài viết có dung lượng 1.000-1.500 chữ + 2-3 ảnh, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Bài dự thi trên báo điện tử (đăng trên Báo điện tử Dân Việt- Danviet.vn): Bài viết có dung lượng tối đa không quá 2.500 từ + 3-4 ảnh + clip, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Đối với các tác phẩm từ các cơ quan báo chí khác, bài dự thi là một tác phẩm hoặc một chùm bài được đăng tải trên báo, tạp chí in hoặc báo, tạp chí điện tử.

- Mỗi cơ quan báo chí được gửi tối đa 05 tác phẩm về Ban Tổ chức Giải báo chí viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" để chấm giải (với báo, tạp chí in, phải gửi tác phẩm, kèm số báo đăng tác phẩm, có xác nhận của cơ quan; bài đăng trên báo, tạp chí điện tử phải in tác phẩm ra và gửi kèm đường link, có xác nhận của cơ quan).

- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 12/2023. (Trong đó, thời gian nhận bài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc ngày 15/11/2023 để Ban Tổ chức tổng hợp, chấm Giải).

Địa chỉ nhận tác phẩm:

Các tác phẩm gửi về để đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt gửi về hòm thư điện tử nhận bài dự thi: buihongliendv@gmail.com.

Điện thoại: 0902026692 (Nhà báo Bùi Hồng Liên- Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, thư ký Giải).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem