Biển người chen chúc đi lễ tại ngôi đền ở ngoại thành Hà Nội

Thứ bảy, ngày 13/03/2021 14:52 PM (GMT+7)
Sau khi Hà Nội có quyết định mở cửa các khu di tích, cơ sở tôn giáo… hàng nghìn người dân từ nhiều tỉnh, thành đã đổ về đền Và – Di tích thờ Thần núi Tản Viên (Thị xã Sơn Tây) để đi lễ, cầu an dịp đầu năm.
Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 1.

Ghi nhận sáng ngày 13/3 (Mùng 1 tháng 2 Âm lịch), người dân từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã đổ về đền Và – Di tích thờ Thần núi Tản Viên.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 2.

Theo ước tính, số lượng người đi lễ ngày Mùng 1 tháng 2 Âm lịch tại đây lên đến hàng nghìn người.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 3.

Lễ đền Và được nhiều người chuẩn bị rất kỳ công với hương, oản, hoa quả, tiền vàng… Nhưng cũng có người không “mâm cao cỗ đầy” mà chỉ thành tâm với nén hương, tiền vàng.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 4.

Khu vực viết sớ luôn trong tình trạng đông đúc.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 5.

Các bàn đặt lễ bên ngoài và trong đền luôn chật kín các mâm hoa quả.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 6.

Rất đông người dân cầu khấn tại khu vực ban chính của đền Và.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 7.

Từng dòng người xếp hàng chờ tới lượt tại cửa dâng lễ.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 8.

Người dân khi dâng lễ sẽ không được đặt lễ trực tiếp. Ban quản lý đền Và sẽ phát phiếu có đánh số thứ tự dâng và hạ lễ.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 9.

Hình ảnh người dân chen nhau tại cửa hạ lễ.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 10.

Chị Nguyễn Thị Thu (Tỉnh Vĩnh Phúc) cho biết: “Mặc dù đã chủ đích đi từ sớm để hạn chế đông người, nhưng vẫn không thể tránh được cảnh chen chúc, xô đẩy”.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 11.

Tại khu vực Miếu cô Chín giếng nằm trong khu di tích đền Và, người dân chen nhau lấy nước "thánh" rửa mặt, tay, chân… với hy vọng cầu bình an và sức khỏe.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 12.

Do lượng du khách quá đông nên một số trẻ em đã bị lạc bố mẹ. Lực lượng chức năng đã tiếp nhận và giúp cháu bé tìm gia đình.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 13.

Bên cạnh đó, các tour du lịch cũng tấp nập người vào tham quan đền Và.

Biển người chen chúc đi lễ tại di tích thờ Thần núi Tản Viên - Ảnh 14.

Cũng theo ghi nhận, do lực lượng chức năng thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra văn hóa, kiên quyết xử lý… nên tại khu di tích đền Và không xuất hiện các tệ nạn ăn theo lễ hội như cờ bạc, ép giá, chèo kéo khách, mê tín dị đoan.

Toạ lạc trên đồi Và thuộc thôn Vân Gia, phường Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội, đền Và là một địa điểm tín ngưỡng linh thiêng và cũng là một danh thắng được du khách trong nước và nước ngoài biết tới. Đền Và thờ Thần núi Tản viên Sơn Thánh, là ngôi đền thờ vị thần trong Tứ Bất Tử trong truyền thuyết của Việt Nam, đó là Đệ Nhất Phúc Thần Tản Viên. Đền Và là một trong số không nhiều di tích lịch sử của Hà Nội lưu giữ được nguyên trạng cảnh quan, kiến trúc cùng những giá trị nghệ thuật đặc sắc của lịch sử văn hóa Việt Nam. Trong đền Và có rất nhiều văn bia là câu đối, hoành phi… Đặc biệt trong Cấm cung có 4 chữ “Thuợng Đẳng Tối Linh” nghĩa là Tản viên Sơn Thánh đuợc thờ phụng ở đây và đứng đầu trong Tứ bất tử. Bên ngoài điện tế thì có câu “Nam Thiên Tháng Tổ” nghĩa là Trời Nam chỉ có một ngôi đền như thế này.
Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem