Bệnh viêm da nổi cục trâu bò xuất hiện ở Đồng Nai, nhiều tỉnh, thành phố phía Nam cảnh giác cao độ

Trần Khánh Thứ hai, ngày 28/06/2021 14:21 PM (GMT+7)
Bệnh viêm da nổi cục trâu bò đã xuất hiện ở tỉnh Đồng Nai. Các tỉnh, thành phố phía nam có đàn gia súc lớn đang cảnh giác cao độ với căn bệnh nguy hiểm này.
Bình luận 0

Bệnh viêm da nổi cục trâu bò xuất hiện ở tỉnh Đồng Nai

Mới đây, UBND huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai) đã công bố dịch với bệnh viêm da nổi cục trâu bò. Trước đó, bệnh viêm da nổi cục đã phát sinh tại 25 hộ chăn nuôi với 83 con bò bị bệnh ở 3 xã Xuân Hưng, Xuân Hòa và Xuân Tâm.

Đàn bò của ông Phạm Thanh Tuấn là nơi đầu tiên nhiễm bệnh viêm gia nổi cục ở xã Xuân Tâm.

Bệnh viêm da nổi cục trâu bò xuất hiện ở Đồng Nai. (Ảnh: Ngọc Hoan)

Bệnh viêm da nổi cục trâu bò xuất hiện ở Đồng Nai. (Ảnh: Ngọc Hoan)

 

Ông Tuấn kể, lúc đầu chỉ có vài khối u, cục nổi lên. Sau 4 ngày thì các khối u, cục này lan ra khắp thân mình. Bò nhiễm bệnh, bỏ ăn và sa sút rất nhanh.

Đàn bò của ông có 10 con thì đã có 4 con bị bệnh. Đây là tài sản ông Tuấn dày công chăm sóc để nuôi các con ăn học, nay thiệt hại phân nửa.

Phòng NNPTNT huyện Xuan Lộc, kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y Vùng IV ghi nhận đã có 116 con bò của 45 hộ dân mắc bệnh viêm da nổi cục, đã có 2 con bị tiêu hủy.

Theo điều tra ban đầu, dịch bệnh có thể xuất phát từ một hộ chăn nuôi nhập 2 con bò không rõ nguồn gốc từ nơi khác về, rồi nhiễm dịch. Dịch từ vật nuôi của hộ này lây lan sang các hộ xung quanh do chăn nuôi theo hình thức chăn thả.

Ông Đặng Thanh Bình, cán bộ thú y xã Xuân Tâm chia sẽ, điều kiện chăn nuôi nhỏ lẻ, chuồng trại chăn nuôi ẩm thấp sẽ là điều kiện để virus lưu giữ, phát triển và lây nhiễm nhanh.

Bệnh viêm da nổi cục hiện không có thuốc đặc trị, nên phải khoanh vùng để tiêu độc khử trùng sạch sẽ.

Người chăn nuôi ở Đồng Nai phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng nuôi. (Ảnh Trần Khánh)

Người chăn nuôi ở Đồng Nai phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng nuôi. (Ảnh Hiếu Thuần)

Ngành thú y khuyến cáo nông dân khi thấy bò bị bệnh thì không nên chăn thả ra môi trường, không bán bò dịch bệnh để tránh lây lang dịch ra địa phương khác.

UBND huyện Xuân Lộc đã chỉ đạo các ngành chức năng đề xuất kinh phí để phục vụ công tác ngăn chặn, phòng chống dịch; cũng như  kinh phí hỗ trợ các hộ có trâu bò bị tiêu hủy theo quy định.

Toàn tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 86.100 con bò; hơn 3.000 con trâu. Trong đó, chăn nuôi trâu bò trong trang trại khoảng 17.400 con, chăn nuôi nông hộ trên 71.800 con.

Ông Võ Văn Phi – Phó chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị các sở ngành tổ chức tiêu độc, khử trùng; hướng dẫn nông dân công tác phòng dịch. Đặc biệt kiểm soát, không để tình trạng vận chuyển, bán chạy trâu bò nhiễm dịch ra ngoài.

Đồng thời nhanh chóng thống kê tổng đàn trâu, bò tại địa phương để làm căn cứ đăng ký mua vaccine tiêm phòng .

Các huyện căn cứ vào kinh phí dự phòng của địa phương để triển khai công tác phòng chống dịch. "Tỉnh thống nhất chủ trương, hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tiêm vaccine từ nguồn ngân sách tỉnh", ông Phi cho biết.

Tây Ninh đề phòng từ xa bệnh viêm da nổi cục trâu bò

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 11.000 con trâu; 100.000 con bò, 13.591 con bò sữa.

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 11.000 con trâu; 100.000 con bò, 13.591 con bò sữa. (Ảnh: Trần Khánh)

Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 11.000 con trâu; 100.000 con bò, 13.591 con bò sữa. (Ảnh: Trần Khánh)

Tuy nhiên, chỉ có một số ít trang trại có quy mô nuôi 100 con bò thịt trở lên. Chăn nuôi bò thịt ở Tây Ninh chủ yếu còn ở hình thức nhỏ lẻ, chiếm hơn 95%.

Phương thức chăn nuôi chính ở Tây Ninh vẫn là bán chăn thả, để tận dụng nguồn cỏ tự nhiên, kết hợp sử dụng phụ phẩm từ cây trồng.

Cách thả rông này dễ tạo điều kiện cho bệnh gia súc lây lan nhanh chóng, nhất là khi có dịch xảy ra.

Tây Ninh đang thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt trên địa bàn tỉnh. Đề án nhằm chuyển hướng chăn nuôi bò truyền thống sang nuôi bò bán thâm canh và thâm canh.

Trong đó yêu cầu về kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc được thực hiện rất nghiêm ngặt.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi Thú y huyện Gò Dầu cho biết, địa phương có tổng đàn bò hơn 9.000 con.

Những năm gần đây dịch bệnh trên đàn bò ở địa bàn Tây Ninh chưa xảy ra nghiêm trọng. Tuy nhiên dịch lở mồm long móng và bệnh viêm da nổi cục ở trâu bò đang hoàn thành một số tỉnh.

Nguy cơ bệnh phát sinh và lây lan dịch trong thời gian tới là rất cao. Ông Dũng cho biết, đề phòng từ xa là biện pháp không dư thừa trong ngành chăn nuôi thú y.

Cách thả rông dễ tạo điều kiện cho bệnh gia súc lây lan nhanh chóng, nhất là khi có dịch xảy ra. (Ảnh: Trần Khánh)

Cách thả rông dễ tạo điều kiện cho bệnh gia súc lây lan nhanh chóng, nhất là khi có dịch xảy ra. (Ảnh: Trần Khánh)

Nhất là thời gian gần đây, số lượng bò nuôi theo hình thức bổ béo tăng cao. Nguồn vật nuôi nhập về từ nơi khác ngày càng nhiều. Đây là đối tượng được ngành chăn nuôi thú y chú trọng ngăn ngừa dịch bệnh.

Các trại nuôi bò luôn được cán bộ thú y bám sát, vận động nông dân thực hiện các biện pháp vệ sinh tiêu độc, sát trùng chuồng trại, tăng cường kháng thể cho đàn vật nuôi góp phần ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập.

Theo Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, trên địa bàn chưa xuất hiện bệnh viêm da nổi cục. Công tác phòng, chống chủ yếu là ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập.

Sở NNPTNT Tây Ninh đã yêu cầu Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn lối mở ở khu vực biên giới.

Đây là biện pháp cần thiết để kịp thời ngăn chặn tình trạng nhập lậu, và xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm an toàn. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp không báo cáo, giấu dịch dẫn đến lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem