Chủ nhật, 02/06/2024

Apple đã chuyển một phần công đoạn sản xuất quan trọng của iPad sang Việt Nam

08/12/2023 5:06 PM (GMT+7)

Lần đầu tiên, Apple chuyển việc sản xuất một công đoạn phát triển sản phẩm rất quan trọng của máy tính bảng iPad sang Việt Nam, theo nguồn tin của Nikkei.

Apple đã chuyển một phần công đoạn sản xuất quan trọng của iPad sang Việt Nam         - Ảnh 1.

Lần đầu tiên, Apple chuyển việc sản xuất một công đoạn phát triển sản phẩm rất quan trọng của máy tính bảng iPad sang Việt Nam. Ảnh: DĐV

Hiện tại, Apple là doanh nghiệp sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới. Tính đến hết quý III/2023, Apple chiếm thị phần ước tính khoảng 36,6%, theo số liệu của IDC.

Lần đầu tiên, Apple chuyển việc sản xuất một công đoạn phát triển sản phẩm rất quan trọng của máy tính bảng iPad sang Việt Nam, theo nguồn tin của Nikkei. 

Cụ thể, Apple hiện đang làm việc với BYD, doanh nghiệp lắp ráp chủ chốt sản phẩm iPad của Apple, để chuyển giai đoạn phát triển sản phẩm mới (NPI) sang Việt Nam. Công đoạn NPI với doanh nghiệp công nghệ như Apple bao gồm việc Apple hợp tác với nhà cung cấp trong khâu thiết kế và phát triển sản phẩm mới để xác định, phát triển, cải tiến hoặc tung ra thị trường một sản phẩm. 

Các hoạt động kiểm định kỹ thuật thử nghiệm sản xuất sản phẩm sẽ được khởi động dự kiến khoảng từ giữa tháng 2/2024, theo nguồn tin của Nikkei. Sản phẩm mới sẽ được bán ra thị trường trong khoảng nửa sau năm 2024.

BYD cũng chính là nhà cung cấp đầu tiên của Apple từng tham gia hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ lớn này chuyển dây chuyền sản xuất sản phẩm máy tính bảng iPad sang Việt Nam vào năm 2022. Việc chuyển hoạt động NPI lần này chủ yếu tập trung vào những mẫu iPad đời thấp, không phải dòng iPad Pro cao cấp.

Hoạt động NPI cần đến nguồn tài nguyên quan trọng từ cả doanh nghiệp công nghệ và các nhà cung cấp. Ngoài ra phải kể đến nguồn nhân lực cũng như đầu tư vào thiết bị phòng nghiên cứu để thử nghiệm các tính năng và chức năng mới của sản phẩm.

Apple lần đầu tiên chuyển một phần công đoạn sản xuất quan trọng của iPad sang Việt Nam - Ảnh 1.

Cửa hàng của Apple ở Milan - Ý. Nguồn ảnh: AP

Hiện nay, phần lớn hoạt động NPI của Apple được thực hiện ở Trung Quốc kết hợp với các kỹ sư ở trụ sở của Apple tại Cupertino – Mỹ nhằm tận dụng tốt nhất lợi thế của Trung Quốc trong mảng sản xuất phần cứng. Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến địa chính trị trong thời gian gần đây đã khiến cho Apple phải cân nhắc lại cách tiếp cận này. Apple đồng thời cũng chuyển một phần hoạt động NPI của điện thoại iPhone sang Ấn Độ, theo Nikkei đưa tin trước đó.

Hiện tại, Apple là doanh nghiệp sản xuất máy tính bảng lớn nhất thế giới. Tính đến hết quý III/2023, Apple chiếm thị phần ước tính khoảng 36,6%, theo số liệu của IDC. Còn theo Counterpoint Research, trong năm nay, ước tính khoảng 10% iPad trên toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam, chủ yếu iPad vẫn được sản xuất ở trung Quốc.

Việt Nam đã nổi lên như một trong những trung tâm công nghệ quan trọng của Apple. Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp xây dựng cơ sở sản xuất của tất cả các sản phẩm của Apple như tai nghe AirPods, máy tính MacBooks hay đồng hồ Apple tại Việt Nam ngoại trừ điện thoại iPhone.

Việc chuyển một phần hoạt động NPI ra khỏi Trung Quốc cũng đồng nghĩa sẽ có những trung tâm sản xuất thay thế khác được phát triển thêm, theo khẳng định của các chuyên gia ngành.

Chuyên gia phân tích về công nghệ tại Counterpoint Research, ông Ivan Lam, khẳng định: "Việt Nam ngày một trở thành địa điểm sản xuất quan trọng và chiến lược của Apple trong các trung tâm sản xuất toàn cầu. Việc vẽ lại bản đồ chuỗi cung ứng của Apple cho thấy năng lực sản xuất của hãng tại Việt Nam đang ngày một được nâng cấp hơn".

Phó giám đốc phụ trách nghiên cứu thiết bị tại IDC, ông Bryan Ma, khẳng định Việt Nam là một trong những bên hưởng lợi từ nỗ lực đa dạng hóa địa điểm sản xuất của doanh nghiệp ngành công nghệ, không chỉ với sản phẩm máy tính bảng mà còn cả sản phẩm máy tính cá nhân vốn có độ phức tạp kỹ thuật cao hơn.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì về việc hơn 97.300 doanh nghiệp "tháo chạy" khỏi thị trường?

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì về việc hơn 97.300 doanh nghiệp "tháo chạy" khỏi thị trường?

Tính đến hết tháng 5/2024, cả nước có trên 97.300 doanh nghiệp tháo chạy khỏi thị trường. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, "điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn".

Những tiện lợi mới nào khi AI tạo sinh của OpenAI tích hợp lên Grab?

Những tiện lợi mới nào khi AI tạo sinh của OpenAI tích hợp lên Grab?

OpenAI và Grab vừa thông báo bắt tay nhau triển khai các giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh ở Đông Nam Á gồm Việt Nam, đánh dấu lần đầu tiên cái tên AI đình đám thế giới hợp tác với 1 công ty trong khu vực. Cả hai phía đều có mục tiêu rõ ràng trong cuộc "hôn nhân" này.

Thỏa sức thưởng thức trái cây đặc sản giá hấp dẫn tại Lễ hội Trái cây Nam bộ lớn nhất TP.HCM

Thỏa sức thưởng thức trái cây đặc sản giá hấp dẫn tại Lễ hội Trái cây Nam bộ lớn nhất TP.HCM

Trái cây đặc sản như sầu riêng, vải thiều, bơ sáp, mận hậu, mít tố lai, mít Thái… được bán với giá sốc khó tin tại Lễ hội Trái cây Nam bộ khiến nhiều khách thích thú và thỏa sức mua để thưởng thức.

Vì sao Apple cấm các đại lý bán iPhone, MacBook… trên TikTok Shop?

Vì sao Apple cấm các đại lý bán iPhone, MacBook… trên TikTok Shop?

Apple yêu cầu các đại lý bán lẻ ủy quyền tại Việt Nam tôn trọng thoả thuận đã ký kết, không bán iPhone, Macbook trên TikTok Shop.

TP.HCM yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa

TP.HCM yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa

UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra việc lưu thông hàng hóa, thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp điều tiết, từ đó ổn định giá cả.


Đi máy bay, nhiều hành khách "nhí" bất ngờ được nhận quà 1/6

Đi máy bay, nhiều hành khách "nhí" bất ngờ được nhận quà 1/6

Toàn bộ các bé thiếu nhi đi máy bay Vietnam Airlines trong ngày 1/6 đều sẽ được nhận nhiều món quà bất ngờ.