Thứ năm, 30/05/2024

Kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm của ngành viễn thông năm 2024

19/01/2024 3:23 PM (GMT+7)

Dự báo về triển vọng ngành công nghệ thông tin và viễn thông năm 2024, SSI Research cho rằng, mảng công nghệ thông tin tiếp tục tăng trưởng ổn định và kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm.

Cụ thể, với ngành công nghệ, chi tiêu công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu kỳ vọng đạt mức tăng trưởng cao trong năm 2024. Theo Gartner, việc mức chi tiêu cho CNTT chững lại trong năm 2023 cho thấy mức chi tiêu CNTT sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2024.

Kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm của ngành viễn thông năm 2024- Ảnh 1.

Theo SSI Research, kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm của ngành viễn thông năm 2024

Công nghệ điện toán đám mây và AI là hai động lực chính cho tăng trưởng CNTT

Gartner cho rằng chi tiêu cho công nghệ điện toán đám mây và AI là hai động lực chính cho tăng trưởng chi tiêu CNTT toàn cầu trong năm 2023 và sẽ tiếp tục duy trì đến năm 2024, điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng cho FPT, vì hai phân khúc này chiếm hơn 40% doanh thu chuyển đổi số của công ty.

"Chúng tôi cũng tin rằng nhu cầu tự động hóa trong ngành ô tô sẽ tiếp tục ổn định trong năm 2024. Trong 10 năm tới, Precedence Research dự báo tỷ lệ tang trưởng kép (CAGR) ở mức hai chữ số cho phần mềm trong ô tô, dịch vụ điện toán đám mây toàn cầu và AI", chuyên gia của SSI Research, dự báo.

Ngoài ra, theo SSI Research, những lo ngại về rủi ro liên quan đến AI sẽ ảnh hưởng đến triển vọng ngắn hạn của các ứng dụng về generative AI. Theo Gartner, generative AI chưa có đóng góp lớn vào chi tiêu CNTT toàn cầu, mặc dù chi tiêu cho AI khá tốt trong năm 2023. Điều này là do người tiêu dùng lo ngại về những rủi ro mà AI có thể tạo ra và ảnh hưởng kém tích cực đến xã hội loài người trong tương lai.

Kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm của ngành viễn thông năm 2024- Ảnh 2.

Số lượng thuê bao Internet băng thông rộng cố định. Nguồn: SSI Research

"Do đó, chúng tôi cho rằng triển vọng ngắn hạn có thể không thuận lợi cho generative AI vì vẫn cần thời gian để luật toàn diện về AI hoàn thiện để phục vụ cho việc quản trị rủi ro. Tuy nhiên, tiềm năng tăng trưởng trung và dài hạn vẫn rất đáng kỳ vọng", chuyên gia SSI Research, nhận định.

Để mở rộng ngành bán dẫn trong nước, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo khoảng 30.000-50.000 kỹ sư và chuyên bán dẫn đến năm 2030, trong đó FPT sẽ đào tạo khoảng 10.000-15.000 chuyên gia cho ngành này.

Để theo đuổi mục tiêu này, trong quý III/2023, Khoa Vi mạch bán dẫn đã được Đại học FPT thành lập và đặt mục tiêu đào tạo lứa sinh viên đầu tiên vào năm 2024.

Ngoài ra, trong tháng 11/2023, FPT Polytechnic College and Pearson (tổ chức giáo dục của Anh) đã ký kết chuyển giao chương trình đào tạo bán dẫn BTEC của Pearson (Business Technology and Education Council) cho BTEC FPT.

Kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm của ngành viễn thông năm 2024- Ảnh 3.

Mặc dù biên LNTT ổn định, nhưng vẫn có khác biệt về kết quả hoạt động giữa các công ty công nghệ và viễn thông niêm yết. Nguồn: SSI Research

Theo quan điểm của SSI Research, về dài hạn, cần có thời gian để đánh giá hiệu quả của mảng này, điều này phụ thuộc phần lớn vào số lượng thực tế của người Việt Nam quan tâm/sẵn sàng tham gia vào ngành bán dẫn.

Kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm của ngành viễn thông năm 2024

Đối với mảng viễn thông, trong năm 2022 và 11 tháng 2023, số lượng thuê bao băng rộng internet chỉ đạt tốc độ tăng trưởng một con số so với cùng kỳ (so với mức tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2015-2021), do thị trường băng thông rộng trong nước đã bước vào giai đoạn bão hòa thị trường. SSI Research kỳ vọng mức tăng trưởng này vẫn sẽ tiếp diễn trong năm 2024.

Gartner dự báo chi tiêu toàn cầu cho các trung tâm dữ liệu sẽ tăng 9,5% so với cùng kỳ. SSI Research tin rằng mức tăng trưởng ở trong nước có thể cao hơn nhờ được hưởng lợi từ Nghị định 53/2022/ND-CP ngày 15/8/2022 (có hiệu lực từ ngày 1/10/2022). Trong đó, Tập đoàn Vietel (Viettel), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), CMC Telecom, FPT Telecom và Công ty Cổ phần VNG (VNZ: UPCOM) là những doanh nghiệp đáng chú ý.

Ngoài ra, Quốc hội chính thức thông qua việc sửa đổi Luật Viễn thông vào tháng 11/2023, trong đó cả FPT và CTR đều có khả năng sẽ được hưởng lợi dài hạn.

Kế hoạch đấu giá 5G là trọng tâm của ngành viễn thông năm 2024- Ảnh 4.

Thị phần thuê bao di động của Viettel khá ổn định trong giai đoạn 2021-2023. Nguồn: SSI Research

Trong cùng tháng, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) đã ban hành Thông tư 13/2023/TT-BTTT (có hiệu lực từ ngày 7/1/2024) giới thiệu băng tần 3.560-4.000 MHz cho kế hoạch đấu giá tần số 5G tiềm năng cho năm 2024, trong đó CTR được cho là đơn vị được hưởng lợi.

Bộ TT&TT dự kiến sẽ công bố thêm thông tin chi tiết về cuộc đấu giá băng tần 2.500-2.600 MHz và 3.560-4.000 MHz trong tháng 1/2024 và dự kiến hoàn thành cuộc đấu giá vào tháng 3/2024.

Trên cơ sở những thông tin nền trên, SSI Research ước tính lợi nhuận cho năm 2024 của FPT với LNTT vẫn tăng trưởng ổn định nhờ mảng CNTT nước ngoài và giáo dục. Tuy nhiên, việc đồng JPY tiếp tục mất giá so với VND có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của FPT tại thị trường Nhật Bản.

Đối với CTR, SSI Research dự đoán phạm vi phủ sóng 3G/4G cao hơn cũng như tiềm năng thương mại hóa 5G trong năm 2024 (theo kế hoạch đấu giá của BTT&TT cho các băng tần 2.500-2.600 MHz và 3.560-4.000 MHz), điều này sẽ dẫn đến nhu cầu đối với các trạm BTS tăng lên và mang lại lợi ích cho mảng hạ tầng cho thuê và vận hành khai thác.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.