Thứ ba, 21/05/2024

Dòng tiền "cá mập" đua lệnh cổ phiếu Novaland vì lý do gì?

06/04/2024 10:45 AM (GMT+7)

Với phiên giao dịch bùng nổ ngày 5/4, NVL (Novaland; HoSE: NVL) đã trở thành cổ phiếu đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam có 4 phiên khớp lệnh trên 100 triệu đơn vị.

Dòng tiền "cá mập" đua lệnh cổ phiếu Novaland vì lý do gì?- Ảnh 1.

NVL đã trở thành cổ phiếu đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam có 4 phiên khớp lệnh trên 100 triệu đơn vị. Ảnh: NVL

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (5/4), VN-Index giảm 13,14 điểm (tương ứng mức giảm 1,04%) xuống mức 1.255,11 điểm với 381 mã giảm, 116 mã tăng và 57 mã tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch trên thị trường đạt 1.072.877.198 cổ phiếu với tổng giá trị hơn 25.000 tỷ đồng.

Diễn biến cùng chiều, chỉ số VN30 ghi nhận giảm 9,87 điểm, tương ứng giảm 0,78% với 26 mã giảm, 2 mã tăng và 2 mã tham chiếu.

Bất chấp thị trường chung điều chỉnh mạnh, cổ phiếu NVL của Novaland vừa có phiên ngược dòng ngoạn mục khi tăng 4,57% lên cao nhất trong vòng hơn 6 tháng. Vốn hóa thị trường tương ứng đạt xấp xỉ 35.700 tỷ đồng, gấp rưỡi thời điểm một năm trước.

Đáng chú ý, giao dịch trên cổ phiếu NVL còn đặc biệt sôi động với khối lượng khớp lệnh đạt gần 108 triệu cổ phiếu, giá trị tương ứng 1.955 tỷ đồng, cao nhất sàn chứng khoán phiên 5/4. Diễn biến phiên giao dịch, lực mua và bán trải mạnh trên toàn NVL với trung bình mỗi lệnh đạt 75.000 đơn vị. Đặc biệt, ghi nhận cuối phiên, đà bán liên tục rút khỏi NVL với thanh khoản lớn, với nhiều lệnh đạt 150.000 đơn vị.

Đây là mức thanh khoản cao thứ 3 trong lịch sử niêm yết của Novaland, chỉ sau 2 phiên 22/11/2022 và 25/3/2024.

Với phiên giao dịch bùng nổ ngày 5/4, NVL đã trở thành cổ phiếu đầu tiên trong lịch sử chứng khoán Việt Nam có 4 phiên khớp lệnh trên 100 triệu đơn vị.

Cổ phiếu NVL khởi sắc sau nhiều thông tin tích cực thời gian gần đây. Mới nhất, trong danh sách chứng khoán không đủ điều kiện ký quỹ (margin) quý II/2024 do HoSE công bố ngày 3/4 đã không còn sự xuất hiện của cổ phiếu này.

Động thái này diễn ra sau khi Novaland công bố BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2023 với lợi nhuận là số dương.

Cùng ngày, Novaland cũng đã công bố thông tin liên quan đến việc đề xuất tái cấu trúc gói trái phiếu chuyển đổi trị giá 300 triệu USD với lãi suất 5,25% và đáo hạn năm 2026 được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Theo đó, đa số các trái chủ tham gia thỏa thuận đã bỏ phiếu hợp lệ đồng thuận với thỏa thuận dàn xếp, và toàn bộ dư nợ trái phiếu được xác nhận của nhóm này đạt ít nhất 3/4 tổng dư nợ trái phiếu được xác nhận của tất cả trái chủ tham gia thỏa thuận đã bỏ phiếu.

Tổng số trái chủ tham gia thỏa thuận phản hồi đề nghị bỏ phiếu là 25. Tất cả các lá phiếu của họ là hợp lệ và được thống kê trong bảng kết quả bỏ phiếu ở trên dư nợ trái phiếu tối đa của trái chủ tham gia thỏa thuận có quyền bỏ phiếu cho thỏa thuận dàn xếp là 298,6 triệu USD. Trong đó, tổng dư nợ trái phiếu của trái chủ tham gia thỏa thuận đã bỏ phiếu cho thỏa thuận dàn xếp là 284 triệu USD (hay 95,11% của dư nợ trái phiếu tối đa).

Về kế hoạch kinh doanh năm nay, Novaland vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên với dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu dự kiến 32.587 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.079 tỷ đồng, lần lượt tăng 585% và 122% so với cùng kỳ năm trước. Công ty cũng không có kế hoạch chia cổ tức năm 2024.

Novaland cũng sẽ trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) cho năm 2024. Đối tượng phát hành sẽ là các thành viên HĐQT cũng như các cán bộ chủ chốt.

Số lượng sẽ không vượt quá 1,5% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành và giá sẽ không dưới 10.000 đồng/cp.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.