Yên Bái: “Tuyệt chiêu” của trai bản để nuôi gà thả vườn đẹp như tranh, cây ra đầy trái

Minh Ngọc - Ngọc Hải Thứ hai, ngày 27/07/2020 13:10 PM (GMT+7)
Dùng thân cây chuối băm nhỏ, sau đó trộn với men vi sinh...Hỗn hợp này ủ 3 ngày, rồi đem trộn với cám ngô làm thức ăn cho gà thả vườn. Phân gà được ủ để bón cho vườn cây ăn quả. Nhờ "tuyệt chiêu" đơn giản này, anh Lò Văn Toan (Bản Hát 2, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, tỉnhYên Bái) có thu nhập cả trăm triệu đồng.
Bình luận 0

Clip: Mô hình chăn nuôi gà thả vườn và trồng cây ăn trái của anh Lò Văn Toan (xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái). Nhờ được ăn thức ăn có men vi sinh nên đàn gà thả vườn của anh Toan đẹp như tranh.

Đến xã Hát Lừu, cảm nhận đầu tiên của chúng tôi đó là vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc núi rừng nơi đây. Sau trận lũ quét lịch sử cách đây hơn 3 năm, cuộc sống của người dân xã Hát Lừu - huyện vùng cao Trạm Tấu đang có nhiều thay đổi phấn khởi.

Điều đáng mừng, đầu năm 2020, Hát Lừu là xã đầu tiên của huyện Trạm Tấu đã cán đích Nông thôn mới. Những con đường bê tông kéo dài vào đến tận các ngõ, trường học được xây mới khang trang, cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp.

Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN có dịp đến thăm gia đình anh Toan. Trong ngôi nhà sàn nằm cạnh bên triền núi, anh Toan đang cặm cụi trộn thức ăn từ thân cây chuối được băm nhỏ, ủ với men vi sinh với cám ngô, chuẩn bị cho đàn gà thả vườn ăn.

Theo anh Toan, "Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém nhưng mang lại hiệu quả rất cao". 

Để gà thả vườn có chất lượng thịt săn chắc, thơm ngon, anh thường lấy thân cây chuối, sau đó băm nhỏ ủ với men vi sinh rồi phối trộn với cám ngô để làm thức ăn cho đàn gà. 

Đây được coi là "bí quyết" giúp đàn gà thả vườn có sức đề kháng cao, tiêu hóa tốt, khỏe mạnh và ít gặp dịch bệnh.

Nhờ “tuyệt chiêu” đơn giản này, một thầy giáo ở huyện Trạm Tấu đã có thu nhập cao từ nuôi gà, trồng cây ăn trái - Ảnh 2.

Mặc dù bận rộn với công việc dậy học ở trường. Nhưng anh Toan vẫn cố gắng dành thời gian để chăn nuôi gà thả vườn, trồng cây ăn quả...nhằm nâng cao đời sống kinh tế của gia đình nơi huyện vùng cao Trạm Tấu.

Bắt đầu chăn nuôi gà thả vườn cách đây hơn 2 năm. Thời gian đầu cũng chỉ nuôi đàn gà ta (gà ri) hơn 100 con. Sau 1 năm nuôi thử nghiệm giống gà ri và gà đen bản địa, nhận thấy lợi nhuận mang lại từ nuôi gà cho thu nhập khá, anh Toan đã quyết tâm đưa giống gà ri từ dưới xuôi lên mảnh đất vùng cao Trạm Tấu để chăn nuôi, mở rộng trang trại.

"Ban đầu cũng gặp nhiều khó khăn, do chưa nắm chắc quy trình, kỹ thuật chăn nuôi, gà thả vườn phát triển chậm, gặp dịch bệnh". Theo anh Toan, giống gà ri nuôi thả vườn có sức đề kháng, chất lượng thịt thơm ngon cũng không kém gì giống gà đen bản địa.

Nhờ “tuyệt chiêu” đơn giản này, một thầy giáo ở huyện Trạm Tấu đã có thu nhập cao từ nuôi gà, trồng cây ăn trái - Ảnh 3.

Anh Toan đang phối trộn thức ăn cho đàn gà.

Với lứa gà ri đầu tiên, do một phần là chăn nuôi thử nghiệm nên chưa mang lại thu nhập cao. Sang tới năm nay, đàn gà ri của anh Toan đã có khoảng gần 1.000 con. Với 2 giống là gà đen bản địa và gà ri.

Do mới chăn nuôi, nên chưa nhiều khách hàng ở trong huyện biết đến nhiều. Lứa gà ri trước anh Toan thường xuyên bán lẻ cho người dân trong xã, với giá giao động từ 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg. Riêng đối với gà đen bản địa, giá có thể trên 100.000 đồng/kg.

Nhờ “tuyệt chiêu” đơn giản này, một thầy giáo ở huyện Trạm Tấu đã có thu nhập cao từ nuôi gà, trồng cây ăn trái - Ảnh 4.

Thân cây chuối sau khi băm nhỏ, được ủ với men vi sinh...Sau 3 ngày có thể lấy ra phối trộn với cám ngô để làm thức ăn cho gà.

Không chỉ tận dụng diện tích vườn đồi để chăn thả gà, anh Toan còn đang sở hữu 200 gốc ổi lê Đài Loan, gần 100 gốc bơ và vài chục gốc hồng không hạt.

Anh Toan cho biết, từ lúc trồng cho đến thời điểm thu hoạch, anh không phải sử dụng bất kỳ một loại phân bón hóa học nào cho cây. Bí quyết duy nhất giúp cho trên 300 gốc cây ăn quả cho ra trái đều, to, thơm ngon là do anh đã tận dụng phân gà để ủ, bón cho cây. Với phương pháp trồng hữu cơ này, những gốc ối vụ này đã cho trái to trĩu cành.

Nhờ “tuyệt chiêu” đơn giản này, một thầy giáo ở huyện Trạm Tấu đã có thu nhập cao từ nuôi gà, trồng cây ăn trái - Ảnh 5.

Ngoài chăn nuôi gà, anh Toan còn sở hữu 200 gốc ổi lê Đài Loan, gần 100 gốc bơ và hồng không hạt.

Vụ ổi lê Đài Loan năm trước, đã cho thu nhập trên 10 triệu đồng. Đối với bơ và hồng không hạt, đây là vụ đầu tiên anh Toan trồng thử nghiệm. Tuy nhiên, với phương pháp sử dụng phân gà để bón cho cây nên anh Toan vẫn rất kỳ vọng vào sản lượng của 2 loại cây trồng này.

Trò chuyện cùng chúng tôi, bố đẻ của anh Toan chia sẻ, "Mặc dù bận bịu với công việc ở trường học, tuy nhiên nó vẫn tranh thủ chăn nuôi, trồng trọt để tăng gia sản xuất, năng cao kinh tế cho gia đình. Biết là vất vả, nhưng ở miền núi như chúng tôi là phải vậy, muốn thoát nghèo, cuộc sống ấm no thì phải tận dụng tất cả về thời gian, diện tích vườn đồi để canh tác, trồng trọt".

Nhờ “tuyệt chiêu” đơn giản này, một thầy giáo ở huyện Trạm Tấu đã có thu nhập cao từ nuôi gà, trồng cây ăn trái - Ảnh 6.

Anh Toan thường dùng phân gà để bón cho cây trái.

Rót vội chén trà mời khách, anh Toan bổ nhanh mấy trái ổi lê Đài Loan vừa hái sau nhà. Anh Toan mời chúng tôi ăn thử để cảm nhận xem vị thế nào? Thật bật ngờ, trái ổi không những to mà vị còn rất thơm, ngọt và giòn. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem