dd/mm/yyyy

Về Mộc Châu khám phá thác Dải Yếm

Khi nhắc tới Tây Bắc, khách du lịch thường truyền tai nhau về vẻ đẹp nguyên sơ và dịu dàng của thác Dải Yếm, thuộc xã Mường Sang (Mộc Châu, Sơn La). Một con thác nằm giữa đại ngàn trên một vùng đất đậm chất văn hóa Tây Bắc với những dòng chảy lịch sử hào hùng. Dải Yếm không chỉ đẹp, nơi để khám phá mà còn mang bên mình nhiều câu chuyện hay về tình hữu nghị và tình yêu đôi lứa…

Dải Yếm của tình hữu nghị

Trước đây, vùng đất Mường Sang còn hoang sơ, núi cao sừng sững, rừng bạt ngàn cây cối, muông thú đầy rừng. Chủ nhân vùng đất này là một vài xóm nhỏ của dân tộc Thái và Xinh Mun. Nguồn sinh sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắn, hái lượm. Cuộc sống tuy vất vả nhưng họ sống rất đoàn kết và hạnh phúc. Ngày đó bên nước bạn Lào có quân giặc từ phương bắc tràn xuống, cướp của, bắn giết dân lành tại các bản mường. Hai nước sẵn có truyền thống hữu nghị từ lâu đời, nên vùng Mường Sang đã phát động trai tráng sang giúp nước bạn đánh đuổi giặc ngoại xâm...

Dòng thác được ví như những dải yếm trắng buông từ trên trời xuống.
Dòng thác được ví như những dải yếm trắng buông từ trên trời xuống.

Ở bản Vặt lúc đó có một đôi trai gái rất yêu nhau, nhưng chàng trai phải tạm biệt cô gái để cùng các chàng trai khác trong bản đi giúp nước bạn đánh giặc. Ngày chia tay, cô gái tiễn người yêu

Thác Dải Yếm nằm tại trung tâm bản Vặt, xã Mường Sang, Mộc Châu, trên trục Quốc lộ 43 đi cửa khẩu Loóng Sập sang nước CHDCND Lào. Dải Yếm còn có tên gọi thác Ta Lét và thác nước bản Vặt. Dải Yếm được tạo nên bởi nước của Suối Vặt được tuôn chảy từ khe Bó Co Lắm và Bó Tá Cháu.

tới núi Pú Hạng Méo. Tại đây cô gái nói với chàng trai: Chúng ta sẽ đón nhau tại đỉnh của dòng thác này khi chàng chiến thắng trở về. Chàng trai dặn cô gái: Anh đi đánh giặc xong sẽ trở về đỉnh dòng thác này, sau đó chúng mình sẽ cưới nhau.

Chàng trai đi đánh giặc, cô gái trở về bản sớm hôm tần tảo ruộng vườn. Thế rồi, nhiều mùa trăng đã trôi qua, trai tráng ở bản lần lượt trở về. Duy chỉ có chàng trai là người yêu cô gái không thấy trở về. Chiều nào cũng vậy khi xong việc nhà, hoàng hôn buông xuống cô gái lại ra thác nước nơi hai người hẹn hò ngóng chờ. Rồi bỗng một hôm trời đổ cơn giông, gió ào ào thổi, mây đen kéo đến ùn ùn, trời đất tối đen như mực, sấm chớp ầm ầm, trời bắt đầu mưa to, nước dâng ngập cả một vùng. Ngày hôm sau khi nước rút, dân bản đi tìm cô gái nhưng không thấy chỉ tìm được một dải lụa mà cô gái thường dùng hàng ngày đang vương nơi cành cây trên đỉnh thác. Trên dải lụa có thêu tên của cô gái và chàng trai. Xúc động trước tình yêu và lòng chung thuỷ của cô gái, người dân đặt tên cho thác là thác Dải Yếm.

Cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ của Dải Yếm

Sau câu chuyện cảm động của đôi trai gái, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp đơn sơ, hiền hòa giữa trời đất khi trực tiếp khám phá thác Dải Yếm. Theo đó, du khách có thể bách bộ theo 2 con đường để đến với Dải Yếm. Con đường thứ nhất được xây dựng năm 2010. Từ mặt đường xuống khoảng 14m là con dốc nhỏ có độ nghiêng 300 qua cầu bê tông dài 30m, rộng 1,3m bắc qua dòng suối Vặt. Qua cầu bê tông là một khu đất rộng tương đối bằng phẳng, tiếp tục theo con đường đó khoảng 50m rẽ trái là tới thác thứ nhất. Đường xuống thác hình chữ chi với 23 bậc xi măng độ dốc 500 hai bên đường là mầu xanh của nương ngô, cây ăn quả và các loại cây thân leo mọc rậm rạp um tùm xanh ngút ngàn quanh năm.

Hàng năm, thác Dải Yếm thu hút đông khách du lịch đến khám phá.
Hàng năm, thác Dải Yếm thu hút đông khách du lịch đến khám phá.

Đường thứ hai, được xây dựng vào năm 2011, đường xuống thác nước dài 285m gồm 113 bậc xi măng uốn khúc theo sát sườn đồi được bố trí một cách hợp lý. Cả 2 con đường xuống với thác Dải Yếm đều mang tới cho du khách một cảm nhận rõ nét về một vùng đất khiêm nhường lặng lẽ, ẩn chứa bao điều kỳ diệu của phong cảnh núi rừng tự nhiên được kết hợp với sức sáng tạo và bàn tay khéo léo con người cùng địa hình núi đồi trùng điệp như một bức tranh hài hoà thơ mộng. Vẻ đẹp hoang sơ đó còn được hòa trong làn mây của hơi nước bay lên từ thác Dải Yếm bồng bềnh như một thành phố cổ tích, tạo cho du khách một cảm giác thật dễ chịu...

Đứng trên đỉnh thác thứ nhất, phóng tầm mắt ra xa, sẽ thấy được cả một vùng núi rừng bao la và cảm nhận sự hùng vĩ của mảnh đất nơi đây. Một dòng thác lớn dội nước xuống vực sâu từ độ cao khoảng 70m, kết hợp với nhiều dòng thác nhỏ tạo thành màn sương trắng bao quanh chân núi đá. Dưới chân thác là cả một khoảng rộng mênh mông nước và vô vàn những mô đá nhấp nhô. Dọc theo bờ suối còn có rất nhiều những tảng đá bằng phẳng, những thảm thực vật xanh mướt, những cây cổ thụ cùng các cây dây leo mọc đan xen nhau thành từng tầng hoà quyện vào dòng chảy trông như một bức tranh hoành tráng…

Từ ngã ba đường xuống thác thứ nhất, rẽ về tay phải gần 50m là thác nước thứ hai có diện tích khoảng 3.000 m2. Đỉnh thác nước thứ hai cách thác nước thứ nhất gần 200m. Thác này cũng được tạo bởi dòng chảy suối Vặt bị chặn lại ở cuối thác một, dâng lên và chảy qua một khe núi đá vôi tạo thành thác nước hai.

Đường xuống thác nước thứ hai có độ dốc lớn rất khó đi, du khách phải đứng từ dưới chân thác nhìn lên. Phía ngoài cùng của đỉnh thác vào mùa nước cạn nhìn lên chỉ có duy nhất một dòng chảy tạo thành thác có độ cao khoảng 40m. Ngay dưới chân thác là một hồ nước có diện tích khoảng 49 m2 (nhỏ hơn hồ nước chân thác một). Hồ nước này được tạo ra bởi dòng chảy của nước ở độ cao 40 m. So với thác nước một, thảm thực vật và các cây cổ thụ ở khu vực thác nước hai phong phú hơn, mật độ dày đặc hơn.

Thác Dải Yếm là một thắng cảnh đẹp, nằm trong khu vực thiên nhiên, ẩn chứa bao điều kỳ diệu gắn với câu chuyện tình của đôi trai gái và đặc biệt là mối quan hệ Việt-Lào ở vùng biên giới Tây Bắc. Thác Dải Yếm nằm trong quần thể các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh của khu du lịch Quốc gia Mộc Châu... Đến đây, du khách còn được đắm mình trong lễ hội xên bản, xên mường, được thưởng thức các điệu xoè, lời ca, tiếng hát truyền thống làm say đắm lòng người của các dân tộc Mộc Châu nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung.

Luyện Tuấn