dd/mm/yyyy

Từng đen thối như sông Tô Lịch, kênh Nhiêu Lộc 'khét tiếng' giờ ra sao?

Từng một thời 'khét tiếng' là dòng kênh đen kịt và hôi thối, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) giờ đây đã khoác lên mình diện mạo hoàn toàn khác, trong xanh, sạch đẹp.

Lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè có diện tích hơn 33km2 là nơi sinh sống của hơn triệu dân TP.HCM; trải dài qua các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh và đặc biệt là 2 quận trung tâm 1 và 3.

Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài dọc các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 1, 3 trước đây vốn là dòng kênh ô nhiễm trầm trọng. Từ năm 2002, TP.HCM khởi động dự án cải thiện vệ sinh môi trường. Năm 2012 dự án hoàn thành, dòng kênh được tái tạo.
Tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài dọc các quận Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, quận 1, 3 trước đây vốn là dòng kênh ô nhiễm trầm trọng. Từ năm 2002, TP.HCM khởi động dự án cải thiện vệ sinh môi trường. Năm 2012 dự án hoàn thành, dòng kênh được tái tạo.

Đây từng là dòng kênh "khét tiếng" về độ ô nhiễm, hôi thối của TP.HCM trong hàng chục năm trời. Đến những năm 2000, TP tiến hành triển khai dự án cải tạo con kênh với số tiền 8.600 tỷ đồng, trong đó vốn ODA của WB là 5.252 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách TP, 7.000 hộ dân phải di dời.

Toàn bộ dự án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè giai đoạn 1 có 33 gói thầu, trong đó gói thầu đầu tiên được khởi công vào tháng 3/2003 lắp tuyến cống bao (có đường kính 2,5 - 3m) dài 8,9km nằm dọc kênh. Gói thầu có quy mô lớn nhất là nạo vét hơn 1,1 triệu tấn bùn, đóng hơn 16.000m cừ bê tông kè hai bên bờ kênh.

Một trong những con kênh mà trước đây được mệnh danh là dòng kênh hôi thối nhất TP trong 20 năm giờ có một diện mạo mới sau hơn 10 năm thi công cải tạo. Và đây được coi là công trình thế kỷ của TP.HCM.
Một trong những con kênh mà trước đây được mệnh danh là dòng kênh hôi thối nhất TP trong 20 năm giờ có một diện mạo mới sau hơn 10 năm thi công cải tạo. Và đây được coi là công trình thế kỷ của TP.HCM.
Đường Trường Sa và Hoàng Sa được mở rộng, mặt đường hai bên dòng kênh đã bằng phẳng, vỉa hè được lót đá, lắp đặt đèn chiếu sáng với hệ thống cây xanh tạo nên cảnh quan sạch sẽ, thoáng đãng.
Đường Trường Sa và Hoàng Sa được mở rộng, mặt đường hai bên dòng kênh đã bằng phẳng, vỉa hè được lót đá, lắp đặt đèn chiếu sáng với hệ thống cây xanh tạo nên cảnh quan sạch sẽ, thoáng đãng.
Cảnh yên bình dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị  Nghè.
Cảnh yên bình dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Hàng ngày, rất đông người dân đi bộ, chạy bộ dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Hàng ngày, rất đông người dân đi bộ, chạy bộ dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Người dân tập thể dục, tận hưởng bầu không khí trong lành bên bờ kênh.
Người dân tập thể dục, tận hưởng bầu không khí trong lành bên bờ kênh.
Bờ kè Nhiêu Lộc - Thị Nghè được cải tạo có nhiều ghế đá, cây xanh là điểm thể dục, thể thao và sinh hoạt văn hoá yêu thích của người dân.
Bờ kè Nhiêu Lộc - Thị Nghè được cải tạo có nhiều ghế đá, cây xanh là điểm thể dục, thể thao và sinh hoạt văn hoá yêu thích của người dân.
Tuy vậy, tình trạng rác thải, cá chết vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào mùa mưa.
Tuy vậy, tình trạng rác thải, cá chết vẫn diễn ra thường xuyên, đặc biệt là vào mùa mưa.
Hàng ngày, công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM vớt gần 10 tấn rác. Cá biệt khi mưa đầu mùa, lượng rác và cá chết lên đến hàng chục tấn.
Hàng ngày, công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM vớt gần 10 tấn rác. Cá biệt khi mưa đầu mùa, lượng rác và cá chết lên đến hàng chục tấn.
Công nhân vất vả dọn rác dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mỗi ngày.
Công nhân vất vả dọn rác dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mỗi ngày.

 

Ông Cao Văn Tuấn - Trưởng phòng công nghệ môi trường và kiểm tra chất lượng, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM cho biết: "Mỗi ngày công nhân vớt từ 8 -10 tấn rác. Ngoài việc vớt rác ra còn kết hợp các chương trình như Hành trình xanh, Một ngày làm công nhân vớt rác... để nâng cao nhận thức người dân".

TP.HCM tiếp tục cải tạo nguồn nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè:

Để tiếp tục làm sạch nguồn nước thải từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, TP.HCM đầu tư giai đoạn 2 bằng nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và đối ứng UBND TP để xây dựng một nhà máy xử lý nước thải tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, công suất 48.000m3/ngày đêm, sau khi xử lý nước sẽ đạt tiêu chuẩn A.

Khi nhà máy hoàn thành, nước thải thu gom trong toàn lưu vực sẽ được đưa về đây xử lý thay vì đổ ra sông Sài Gòn như hiện nay.

Nhà máy xử lý nước thải kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè mang tên XL-02. Hình thức: DBO (thiết kế - xây dựng - vận hành) được thực hiện đấu thầu cạnh tranh quốc tế, có sơ tuyển.

Trong một diễn biến khác, các chuyên gia Nhật đang thí điểm làm sạch một đoạn sông Tô Lịch và một góc hồ Tây bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản.

Tuy nhiên, trong khi việc thử nghiệm đang tiến hành thì việc xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch đã khiến kết quả bị ảnh hưởng và phía công ty Nhật phải thí điểm thêm 2 tháng nữa.

Tùng Tin - Đ.Bảo