dd/mm/yyyy

Trồng cây "ở sạch" ai cũng biết, hái trên, nhổ dưới, có hàng xuất khẩu đều đều, nông dân dễ dàng thu lời đậm

Vài năm gần đây, cây sen đang dần dần tìm lại chỗ đứng của mình. Sen không chỉ được trồng để tạo cảnh quan sinh thái xanh, sạch, đẹp phục vụ du lịch sinh thái mà sen còn đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, tạo điều kiện cho nhiều nông hộ tại các tỉnh thoát nghèo và làm giàu.
Trồng cây "ở sạch" ai cũng biết, hái trên, nhổ dưới, có hàng xuất khẩu đều đều, nông dân dễ dàng thu lời đậm - Ảnh 1.

Sen được trồng phục vụ du lịch ở Tây Hồ (Hà Nội).

Tận thu từ sen

Tại diễn đàn Khuyến nông@Nông nghiệp, chủ đề "Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả" tại Thái Bình ngày 13/11, PGS.TS Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cũng trả lời nhiều câu hỏi của bà con tại các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nam Định... liên quan kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sen lấy hoa, ngó, củ.

Ở nước ta, sen được trồng suốt từ Bắc vào Nam. Miền Bắc, sen được trồng nhiều tại các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Hà Nội... tại các vùng đ ất trũng miền Trung: Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Nghề trồng sen phát triển nhiều ở khu vực ĐBSCL như Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, An Giang đặc biệt Đồng Tháp - được coi là xứ sở của cây sen.

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê chính xác về diện tích trồng sen ở nước ta nhưng ước đạt trên dưới 4.500ha. Các giống sen chủ yếu là giống địa phương, các dạng hoang dại được khai thác tự nhiên, trồng quảng canh, năng suất ngó sen, củ sen, hạt sen đều thấp so với các giống nhập nội từ Trung Quốc và Đài Loan (Trang thông tin điện tử Công ty Sen ta, 2018).

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả cho rằng: Việt Nam là một nước có sản lượng sen lớn, hàng năm cung cấp từ vài trăm đến 1.000 tấn hạt sen cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm từ cây sen chưa được người tiêu dùng chú ý và đánh giá cao trong vị thế nền kinh tế mà chỉ được các nhà đông y quan tâm như một loại dược liệu với nhiều công dụng của nó.

"Trồng sen rất thích hợp cho những hộ nông dân có ít ruộng vì cây sen đầu tư vốn ít lại cho thu nhập và tạo việc làm thường xuyên. Bên cạnh đó việc tiêu thụ cũng dễ dàng có thể bán tại chỗ hoặc bán gương sen tại các trường học hay các khu du lịch trong thành phố và các đầu mối thu mua", ông Đông khẳng định. 

Trồng cây "ở sạch" ai cũng biết, hái trên, nhổ dưới, có hàng xuất khẩu đều đều, nông dân dễ dàng thu lời đậm - Ảnh 2.

Người dân thu hoạch cu sen để làm thực phẩm.

Cũng theo ông Đông, giá bán các sản phẩm từ sen cũng dao động khác nhau, ngó sen từ 30.000-45.000 đ/kg, có lúc lên đến 50.000-55.000 đ/kg. Giá bán gương sen từ 33.000-34.000 đ/kg, những gương to, hạt đều, ít hạt lép thì có thể bán được với giá 55.000-46.000 đ/kg. Thời điểm đầu vụ sen tháng 2-3 âm lịch giá sen có thể lên đến 50.000-60.000 đ/kg.

Trong đó, nghề trồng sen lấy củ đang cho thu nhập rất cao và thị trường tiêu thụ sản phẩm này rất tiềm năng cả ở trong nước và xuất khẩu. Hiện nay, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... đang có nhu cầu nhập khẩu củ sen rất lớn nhưng hiện Việt Nam chúng ta mới chỉ có một doanh nghiệp làm việc này.

Chính vì thế, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu rau quả khuyên bà con nên chuyển đổi sang trồng sen lấy củ để tăng thu nhập. Khi trồng loại cây này, ông Đông lưu ý bà con cần chọn mua giống mới từ Nhật Bản sẽ cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

"Hiện, chúng tôi cũng đang có nhiều đầu mối cung cấp giống sen củ chất lượng cao, nếu bà con cần mua sẽ có ngay. Trong nghề trồng sen lấy củ, khâu khó khăn nhất là thu hoạch, hiện bà con vẫn làm thủ công rất vất vả. 

Tuy nhiên, hiện chúng tôi đang đặt hàng các nhà khoa học, nhà sáng chế làm ra loại máy thu hoạch sẽ thu hoạch được củ sen nhanh hơn nên bà con cứ yên tâm mở rộng diện tích và làm giàu từ loại cây này", PGS.TS Đặng Văn Đông chia sẻ.

Kỹ thuật cần biết

Nói về kỹ thuật trồng sen, ông Đông chia sẻ: Cây sen đòi hỏi đất nhiều mùn, phát triển tốt  trong chân đất lúa trũng, độ  sâu của nước từ  0,4-0,8 m. Nhiệt độ  tốt nhất  cho cây là ở 23-27oC trong mùa sinh trưởng và thời gian sinh trưởng là 5  tháng.

Cây sen phát triển từ rễ hoặc hạt giống. Do sen là hoa lưỡng tính nên thụ phấn khá dễ dàng.  Tuy nhiên, sen thường được trồng bằng mầm ngó sen, ít khi trồng bằng hạt, thời vụ  trồng vào giữa mùa xuân, khi thời tiết đã  ấm, trồng xong cho nước vào  ruộng  từ  từ, ngập 2/3 thân cây, giữ mức nước như vậy 3-4 tháng. Mùa hè cây ra hoa nên bà con có thể thu hoạch hoa để bán.

Trồng cây "ở sạch" ai cũng biết, hái trên, nhổ dưới, có hàng xuất khẩu đều đều, nông dân dễ dàng thu lời đậm - Ảnh 4.

Người dân thu hoạch hoa sen để bán.

Theo ông Đông, mùa  thu  hái  thường  vào  tháng  7-9.  Hiện  nay  có  nhiều  giống  sen  cho  thu  hoa từ tháng 4 đến tháng 11.

"Sen là một giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc mà cho lợi nhuận cao. Để trồng sen đạt hiệu quả  cao, một số  hộ  dân còn kết hợp nuôi  cá rô phi, cá quả, cá trê lai,  ốc nhồi cua... trong ruộng sen để tăng thêm thu nhập sau khi kết thúc 1 chu kỳ của  sen", ông Đông tiết lộ.

Ông Đông cho biết thêm, hiện nay có rất nhiều giống sen, tùy theo mục đích sử  dụng có thể  phân loại thành: sen lấy hoa làm cảnh, sen lấy hương hoa ướp trà, sen lấy hạt, sen lấy ngó, sen lấy củ, sen làm cảnh, sen phục vụ du lịch...Tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà người dân chọn những giống khác nhau để trồng để đạt hiệu quả cao nhất.

Theo Viện Nghiên cứu rau quả, cây sen có rất nhiều các công dụng khác nhau:

Về mặt mỹ thuật và tâm linh:

- Cây sen là biểu tượng của sự thịnh vượng, thiêng liêng và bất tử của nhiều nền văn hóa ở các nước Châu Á.

- Đạo Phật xem hoa sen là biểu tượng cao nhất của sự thanh khiết, hòa bình, từ bi và vĩnh hằng.

Về thực phẩm:

Mọi bộ phận của cây sen gồm hoa, hạt, lá non, ngó sen, củ sen đều có thể sử dụng làm thức ăn được như:

- Các cánh hoa được sử dụng để tô điểm món ăn, các lá to được dùng để gói thức ăn.

- Ngó sen được xem là loại rau sạch an toàn và bổ dưỡng, được sử dụng để nấu

canh, xào thịt, ngâm giấm, làm gỏi,... trong các món ăn gia đình và trong các nhà hàng sang trọng.

- Củ sen rất được ưa chuộng trong các món ăn ở các nhà hàng Châu Á và trong các bữa tiệc chiêu đãi. Củ sen có thể dùng để ăn tươi hoặc chế biến chín bằng cách nấu chè, làm mứt, rang lên như bắp nổ để ăn nhẹ, xay thành bột uống giải nhiệt...

- Nhị hoa có thể phơi khô và dùng để ướp chè.

- Tim sen phơi khô pha ra nước vàng xanh - trà tim sen có tác dụng an thần.

- Hạt sen thường được sử dụng trong các món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Các hạt nhỏ lấy ra từ bát sen có thể ăn tươi (khi non) hoặc sấy khô và cho nổ tương tự như bỏng ngô. Hạt sen già cũng có thể luộc cho đến khi mềm và được dùng để nấu chè hoặc làm

mứt hạt sen, làm bánh nhân hạt sen. Hạt sen cũng có thể được nghiền thành bột và sử dụng để làm bánh mì. Hạt sen rang có thể thay thế cho cà phê.

Trong y học: Theo Đông y, sen là cây độc đáo nhất trong số các cây thuốc vì tổng thể của cây đều dùng làm thuốc, mỗi một bộ phận có tính chất và tác d ụng trị liệu khác nhau:

- Hạt sen đã bóc vỏ: Vị ngọt tính bình (không nóng, không l ạnh), có tác dụng bổ tỳ dưỡng tâm cố tinh sáp trư ờng. Hạt sen là một vị thuốc quý vừa có tác dụng bổ dưỡng lại an th ần, làm dịu thần kinh, chữa trị thần kinh suy nhược, được dùng trong

nhiều đơn thuốc. Ðặc biệt hạt sen còn dùng ch ữa trị các chứng tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng.

- Tâm sen: Vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh tâm trừ phiền, chỉ huyết sáp tinh.

Dùng an thần, trị sốt cao mê sảng, hồi hộp tim đập nhanh, huyết áp cao. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác như cúc hoa, hoa hòe, hạt muồng... pha trà uống để dễ ngủ, hạ áp. Liều dùng 1,5-3g.

- Gương sen : Vị đắng sáp, tính ôn, có tác dụng tiêu ứ chỉ huyết, dùng trị các chứng băng lậu ra máu, tiểu ra máu... Thường dùng để cầm máu bằng cách đốt thành than rồi phối hợp với các vị thuốc khác. Liều dùng 5-10g.

- Lá sen: Vị đắng sáp, tính bình, tác dụng thanh thử, thăng dương, chỉ huyết. Dùng trị cảm nắng, say nắng, xuất huyết do sốt cao, nhất là trị béo phì, cholesterol cao... Chữa các chứng cảm sốt mùa hè rất tốt. Ðã ứng dụng nhiều năm chữa sốt xuất huyết thể nhẹ.

Lá sen đã được nghiên cứu chứng minh có tác dụng an thần, chống co thắt cơ trơn, chống choáng phản vệ, ức chế loạn nhịp tim. Tác dụng an thần của lá sen mạnh hơn tâm sen. Nuciferin chiết từ lá sen có tác dụng kéo dài giấc ngủ.

- Ngó sen: Có vị ngọt, mát, tính hàn, kiêm tả bổ, có tác dụng cầm huyết, thanh nhiệt,

trừ phiền, giã rượu. Ngó sen để sống: tính hàn, vị ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, tán ứ, làm hết nôn, giải khát, giã rượu, chữa các chứng xuất huyết do nhiệt. Ngó sen chín: Tính ôn, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ, khai vị, chỉ khái, dưỡng huyết, sinh cơ, chữa vết thương

lở loét lâu ngày không kín miệng... Những người yếu tỳ vị, người cao tuổi ăn ngó sen chín rất tốt.

- Củ sen: Giúp cải thiện chứng mất ngủ nhờ có công dụng an thần, bổ tỳ và dưỡng

tâm. Giá trị dinh dưỡng của củ sen rất thích hợp cho việc giảm cân, duy trì thể lực.

- Hoa sen: Vị hơi ngọt đắng, chát, thơm, không độc, có tính ấm. Giúp trí óc minh mẫn, tạo cảm giác bình yên và dễ chịu. Nhờ vào tác dụng hạ nhiệt và an thần nên có thể chữa trị một số bệnh như đau nhức, hạ sốt, khó ngủ. Canh hoa dùng chữa trị mụn nhọt, lở loét...

Hoa sen còn dùng để ướp trà hoặc trang trí cho các món cocktail trái cây. Tinh dầu từ hoa sen còn giúp chữa các chứng đau nhức, có tác động tích cực đến toàn bộ cơ thể, tăng cường sức mạnh cho tim, gan, lá lách, ruột, thận, cho sự tái sinh các mô cơ, thanh tẩy các cơ quan nội tạng và chống lão hóa.

Trồng sen kết hợp du lịch: Mọi người (đặc biệt là giới trẻ), rất thích ngắm cảnh,

chụp ảnh bên các đồng sen, hồ sen, nhiều doanh nghiệp, nhà vườn đã tận dụng cơ hội này

trồng sen kết hợp du lịch và rất thành công, điển hình là các cánh đồng sen ở Lương Sơn

(Hòa Bình), Hoa Lư (Ninh Bình), Thanh Oai (Hà Nội)... Hiệu quả trồng sen từ du lịch

còn cao hơn nhiều so với trồng sen để thu các sản phẩm từ sen.

Các ứng dụng khác:

- Làm giảm ô nhiễm: Các cuộc điều tra đã phát hiện rằng cây sen có thể hấp thu kim

loại nặng và có thể được sử dụng để làm giảm các chất thải công nghiệp để làm sạch

nước. Nó có thể làm sạch nước một cách tự nhiên mà không cần sử dụng những chất clorua độc hại.

- Lá sen có đặc điểm không thấm nước. Hiện tượng này được ứng dụng trong khoa

học vật liệu, gọi là hiệu ứng lá sen, để chế tạo các bề mặt tự làm sạch.

Hải Đăng