Trồng cây dược liệu trong rừng sâu, nông dân vùng cao Điện Biên đã có sinh kế thoát nghèo

Văn Ngọc - Bùi Quang Thứ năm, ngày 03/12/2020 21:15 PM (GMT+7)
Trồng cây dược liệu dưới tán rừng, không chỉ tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân, mà còn là giải pháp giữ rừng bền vững tại tỉnh Điện Biên. Định hướng này cho thấy sự đổi mới về nhận thức, tư duy phát triển kinh tế gắn với rừng, của những người nông dân sinh sống liền kề với những cánh rừng xanh ngút ngàn.
Bình luận 0

Trồng cây dược liệu trong rừng, nông dân vùng cao thoát nghèo

Thảo quả - một loại cây dược liệu, được người dân 5 bản ở xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên trồng dưới tán rừng đã bao đời nay. Trước đây người dân chỉ trồng tự phát để sử dụng, nhưng gần 15 năm trở lại đây, diện tích trồng Thảo quả ở Tênh Phông không ngừng được mở rộng và đến nay, cả xã đã có hơn 80ha. Giá và thị trường đầu ra ổn định, từ bán Thảo quả, có hộ gia đình thu về hàng trăm triệu đồng sau mùa thu hoạch.

Trồng cây dược liệu trong rừng, nông dân vùng cao thoát nghèo  - Ảnh 2.

Từ bán Thảo quả, nhiều hộ nông dân xã Tênh Phông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên thu về hàng trăm triệu đồng sau mùa thu hoạch.

Trồng cây dược liệu trong rừng, nông dân vùng cao thoát nghèo  - Ảnh 3.

Hiện nay, diện tích trồng Sa nhân của huyện Nậm Pồ, Điện Biên đã tăng hơn 15 lần. Thu nhập từ vài chục, đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Còn tại huyện biên giới Nậm Pồ, Điên Biên để nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng, năm 2015, huyện đã triển khai mô hình trồng thử nghiệm 2ha Sa nhân xanh dưới tán rừng tại xã Nậm Khăn.

Mô hình này thu hút hơn 20 hộ gia đình của xã tham gia. Có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, cây Sa nhân trồng tại xã Nậm Khăn sinh trưởng, phát triển ổn định. Từ hiệu quả ban đầu đó, cây Sa nhân tiếp tục được cấp ủy, chính quyền nhiều xã khác ở huyện Nậm Pồ như: Chà Tở, Chà Cang, Chà Nưa, Na Cô Sa, Nà Bủng, hay Nậm Nhừ khuyến khích người dân trồng dưới tán rừng. 

Trồng cây dược liệu trong rừng, nông dân vùng cao thoát nghèo  - Ảnh 4.

Ngoài Sa nhân, Thảo quả, thì nhiều loại cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ khác như: Cánh kiến, Sả Java, hay Táo mèo cũng được người dân nhiều địa phương trong tỉnh của tỉnh Điên Biên đưa vào trồng dưới những tán rừng.

Hàng trăm triệu đồng thu nhập từ thu hoạch các loại cây dược liệu và lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, là điều mà bất kể chủ rừng nào cũng đều mong muốn. Bên cạnh đó, việc làm này vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa góp phần giữ màu xanh cho rừng. Cũng chính vì thế mà định hướng phát triển kinh tế từ rừng tại Điện Biên đã có nhiều tín hiệu vui.



 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem