Trẻ sơ sinh cũng gánh nợ gần 2 tỷ/người

Huy Nguyễn (theo WSJ) Thứ hai, ngày 07/01/2019 11:25 AM (GMT+7)
Nếu chia số nợ cho 7.6 tỷ dân trên toàn cầu, mỗi người (kể cả trẻ sơ sinh) phải gánh nợ khoảng 86.000 USD (gần 2 tỷ VND), theo Wall Street Journal.
Bình luận 0

Phân tích của ngân hàng đầu tư Citigroup dựa trên dữ liệu của Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho thấy con số trên tăng gấp 3 lần so với số nợ cách đây hai thập kỷ. Thế giới chưa bao giờ “cõng” khối nợ lớn như hiện nay, gần 250.000 tỉ USD, bao gồm nợ chính phủ, nợ doanh nghiệp và nợ hộ gia đình.

Các nền kinh tế hiện có khối nợ lớn nhất bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Eurozone (các nước thuộc khu vực đồng Euro) và Nhật Bản. Các nền kinh tế này chiếm 2/3 số nợ hộ gia đình, 3/4 số nợ doanh nghiệp và chiếm tới 80% số nợ chính phủ của thế giới.

img

Biểu đồ phân bổ nợ trên thế giới, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Eurozone chiếm phần lớn (Nguồn: Advocates)

Nợ luôn đi đôi với sự phát triển của các ngành kinh tế. Nhưng các khối nợ ngày càng lớn ở nhiều nền kinh tế có thể là dấu hiệu bất ổn nếu các bên vay nợ không có khả năng hoàn trả. Các ngân hàng từng cho vay vô cùng dễ dãi trong thời kỳ khủng hoảng đã dẫn đến hậu quả lớn thời kỳ hậu khủng hoảng như nợ doanh nghiệp tại Trung Quốc tăng chóng mặt, khủng hoảng vay ngoại tệ tại các thị trưởng mới nổi hay xuất hiện các hình thức nợ xấu mới tại Mỹ.

Giờ đây, các khối nợ của thế giới đang đối mặt với một thách thức lớn: Các ngân hàng trung ương trên toàn cầu từng cho vay dễ dãi nhưng giờ đây đang đảo ngược chính sách.

“Chúng ta đang bước vào một kỷ nguyên mới. Các mức nợ cao có thể là những dấu hiệu cảnh báo sớm về tình trạng tăng trưởng quá nóng ở một số nước và một số lĩnh vực”, Emre Tiftik, Phó Giám đốc phụ trách các thị trường vốn toàn cầu của IIF, nói.

Hy vọng về tăng trưởng thế giới đang dần tan biến nhưng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn dự báo sẽ tiếp tục tăng lãi suất hai lần trong năm 2019 và loại bỏ các biện pháp kích thích kinh tế được tiến hành. Các điều kiện tài chính bị thắt chặt và những dấu hiệu căng thẳng ở các thị trường tín dụng đã khơi lại cuộc tranh luận rằng liệu một cuộc khủng hoảng nợ khác có thể đang tiềm ẩn đâu đó hay các lo ngại của giới đầu tư là vô căn cứ?

Trong những năm gần đây, nợ của các chính phủ trên thế giới tăng trưởng rất nhanh. Các chính phủ thường vay nợ nhiều để giúp nền kinh tế của họ nhanh chóng vượt qua khủng hoảng. Song giới đầu tư đang lo lắng hơn khi mức nợ của các doanh nghiệp quá cao.

Tận dụng lãi suất cực thấp ở những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các doanh nghiệp Mỹ đã đẩy mạnh vay nợ, khiến tổng nợ của họ hiện nay lên đến mức tương đương 46% GDP của Mỹ. Mức tăng trưởng nợ tăng nhanh so với lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp Mỹ trong những năm gần đây đã khiến một khối lượng lớn trái phiếu doanh nghiệp Mỹ bị đánh giá ở mức thấp nhất trong cấp đầu tư, một xu hướng có thể gây tổn thương cho giới đầu tư nếu một cú sốc xảy ra, khiến trái phiếu của các doanh nghiệp Mỹ bị hạ bậc tín nhiệm hàng loạt.

Các doanh nghiệp ở các thị trường mới nổi, nhất là Trung Quốc, thậm chí còn vay nợ mạnh tay hơn. Giới đầu tư đặc biệt lo lắng về các trái phiếu nợ được phát hành bằng ngoại tệ. Các nền kinh tế mới nổi cần phải trả nợ một phần hoặc tái cấp tài chính cho các khoản nợ gần 2.000 tỉ đô la trong năm 2019. Chính sách thắt chặt tiền tệ ở Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác cùng với đợt tăng giá gần đây của đô la khiến cho các nước đang phát triển gặp khó khăn hơn trong việc trả các khoản nợ bằng ngoại tệ.

Bất ngờ người thứ hai trúng độc đắc nghìn tỷ sau 10 năm

Đây là giải độc đắc lớn thứ tư trong lịch sử xố số tại Anh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem