Trả giá gấp đôi để có hồng sạch, ngon "chế" hồng treo gió Đà Lạt

Văn Long Thứ năm, ngày 14/02/2019 06:00 AM (GMT+7)
Với cách làm mới được Tổ chức JICA (Nhật Bản) chuyển giao, người nông dân TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã nâng cao giá trị cũng như thương hiệu của đặc sản hồng treo gió.
Bình luận 0

Trả giá gấp đôi để có nguyên liệu sạch

Trò chuyện với phóng viên NTNN, bà Đặng Thị Thu Vân (phường 10, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cho biết, bà có kinh nghiệm làm hồng sấy đã 30 năm nay, nhưng làm hồng theo gió thì mới từ 6 năm trở lại đây.

“Cách đây 6 năm, trong một lần trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của Tổ chức JICA với nông dân TP.Đà Lạt, tôi cùng nhiều nông dân thành phố đã tiếp cận được cách làm hồng treo gió của người Nhật Bản. Cũng từ đó, tôi chuyển sang làm hồng treo bởi giá trị của cao hơn sản phẩm truyền thống, đồng thời khẳng định được thương hiệu của hồng Đà Lạt”- bà Vân kể.

img

  Bà Thu Vân bên những dây hồng treo trong cơ sở.

Hiện tại HTX của anh Long gồm 32 xã viên, hàng năm chế biến hàng trăm tấn hồng tươi bán cho khách du lịch và cung cấp cho thị trường TP.Hồ Chí Minh, các tỉnh Cà Mau, Khánh Hòa…

Chủ nhân của cơ sở này cho hay, sau khi tìm hiểu và nắm rõ quy trình sản xuất, bà Vân đầu tư xây dựng nhà lồng để treo hồng. Bên trong nhà lồng lợp bằng ni lông, bà Vân lắp đặt hệ thống ống sưởi chạy dọc khu nhà nhằm điều hòa khi độ ẩm ngoài trời lên cao. Ngoài ra quạt gió cũng được treo khắp không gian nhà để xua đuổi côn trùng.

“Hồng tươi sau khi thu hoạch sẽ được gọt sạch vỏ, sấy trong lò khoảng 3 tiếng ở nhiệt độ 50 - 60 độ C. Sau đó, từng trái hồng được treo bằng móc nhựa hoặc buộc dây treo ngoài gió sấy tự nhiên trong điều kiện trời nắng ráo, nhiệt độ ngoài trời từ 25 - 30 độ C và kéo dài khoảng 3 tuần tới khi khô. Tùy vào thời tiết, nếu thuận lợi thì không sao, nếu đã mưa thì khả năng đổ bỏ mẻ hồng là rất cao”- bà Vân chia sẻ.

Bà Vân cho biết, không phải hồng nào cũng treo được, cơ bản là chúng phải sạch và hoàn toàn tự nhiên. “Nếu hồng nhà ai bán mà có phun thuốc bảo vệ thực vật thì chúng sẽ nhanh bị rụng khi treo. Vì vậy tôi phải mua hồng nhà ai cam kết không sử dụng thuốc. Điều này không những đảm bảo được chất lượng sản phẩm của mình mà còn tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng”- bà Vân trải lòng.

Chính vì sự khắt khe trong chọn nguyên liệu, bà Vân phải mua hồng tươi với giá từ 18.000 – 20.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với giá thị trường. Không những thế, cách làm hồng sấy gió của bà hoàn toàn dựa vào tự nhiên, không hề sử dụng chất bảo quản trong quá trình chế biến.

Đưa thương hiệu hồng treo gió Đà Lạt bay xa

img

 Đã có HTX hồng sấy gió tại thôn Đất Làng (xã Xuân Thọ, TP.Đà Lạt) được nhiều du khách biết đến và đánh giá cao về chất lượng.

Với cách làm truyền thống của người Đà Lạt thì giá trị của trái hồng không cao, người dân thường xuyên bị ép giá. Chính vì vậy, công nghệ sấy hồng của Nhật Bản là cứu cánh, đã giúp ngành hồng của Đà Lạt trụ vững.

Tuy nhiên, không phải cơ sở, hộ gia đình nào cũng có thể trụ vững được với nghề. Theo bà Vân, lý do là bởi công nghệ sấy này đòi hỏi yêu cầu khá cao. Với 1kg hồng treo gió thành phẩm, người làm phải mất từ 7 – 10kg hồng tươi. Do đó, giá hồng treo công nghệ Nhật Bản lúc nào cũng cao hơn nhiều so với hồng sấy theo cách truyền thồng.

Bà Vân dẫn PV đi thăm cơ sở: “Hiện tại, khi hồng sấy lò truyền thống có giá khoảng 200.000 - 250.000 đồng/kg thì hồng sấy treo theo công nghệ Nhật Bản của tôi được bán với giá từ 400.000 - 420.000 đồng/kg, vậy mà vẫn không có đủ hàng để cung cấp cho thị trường do thời điểm gần Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu thụ lớn. Đó cũng là một động lực giúp cho gia đình giữ nghề, giữ lại cái hồn cho món đặc sản Đà Lạt”.

img

 Những trái hồng được chọn lại một lần nữa để phân loại chất lượng trước khi đưa vào bịch và hút chân không.

Hàng năm, gia đình bà Vân chế biến khoảng 130 tấn hồng tươi. Như vậy bà Vân sẽ có khoảng 13 tấn hồng treo thành phẩm, với giá bán như hiện tại sẽ mang lại giá trị rất cao và mở ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương.

Ngoài bà Vân, hiện đã có nhiều người cùng tâm huyết thành lập nên HTX hồng treo để tăng giá trị sản phẩm, bớt phụ thuộc vào thương lái.

Trò chuyện với PV, anh Mai Xuân Long – Giám đốc HTX hồng treo tại Đất Làng, Cầu Đất, Xuân Trường cho biết, những trái hồng được treo trong nhà kính, qua thời gian từ 20 - 30 ngày, trái hồng sẽ co lại dần do mất nước nhưng vẫn giữ lại được lượng đường bên trong. Vì vậy khi thưởng thức, người ăn sẽ cảm nhận được vị dai ở lớp vỏ bên ngoài, độ dẻo và ngọt thanh bởi mật đường bên trong trái hồng. Đây cũng là yếu tố làm nên nét riêng, khác biệt cho hồng treo Đà Lạt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem