TP.HCM: 10.972/18.531 hồ sơ tự công bố sản phẩm đạt chuẩn ATVSTP vi phạm tiêu chuẩn

Quốc Hải Thứ bảy, ngày 13/06/2020 08:01 AM (GMT+7)
Tiến hành công tác hậu kiểm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong 6 tháng đầu năm đối với 18.531 hồ sơ tự công bố sản phẩm của các cơ sở, đơn vị, TP.HCM phát hiện chỉ có 7.539 hồ sơ đạt tiêu chuẩn. 10.972 hồ sơ không đạt được chuyển các đơn vị chức năng xử lý theo quy định.
Bình luận 0

Ban chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM vừa có báo cáo về công tác đảm bảo VSATTP 6 tháng đầu năm trên địa bàn TP.

Hậu kiểm tự công bố an toàn thực phẩm, phát hiện gần 2/3 hồ sơ không đạt - Ảnh 1.

Buôn bán thịt heo tại một chợ dân sinh (Ảnh: IT)

Theo BCĐ, về công tác thanh tra kiểm tra VSATTP, trong 6 tháng đầu năm TP đã tiến hành kiểm tra 22.001 cơ sở kinh doanh thực phẩm, phát hiện 2.688 cơ sở vi phạm về VSATTP, tổng tiền phạt hơn 8,8 tỷ đồng; buộc thu hồi tiêu hủy hơn 4,49 tấn thực phẩm và gần 49,6 đơn vị sản phẩm không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đặc biệt, qua công tác hậu kiểm các quy định về VSATTP đối với 18.531 hồ sơ tự công bố sản phẩm của các cơ sở, chỉ có 7.539 hồ sơ đạt, 10.972 hồ sơ không đạt được chuyển các đơn vị chức năng xử lý theo quy định.

Tuy vậy, đánh giá về công tác kiểm soát và xử lý vi phạm về VSATTP thời gian qua, BCĐ liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM cũng thừa nhận còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách. 

Chẳng hạn, theo quy định, để có cơ sở xử lý đối với các trường hợp nông sản thực phẩm tươi sống bị nhiễm khuẩn hoặc tồn dư hóa chất, chất cấm phải có kết quả phân tích định lượng tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định. Kết quả phân tích định lượng thường mất thời gian từ 2-4 ngày.

"Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định tạm giữ lô hàng trong thời gian chờ kết quả phân tích, nếu kết quả dương tính khi phân tích định lượng thì lô hàng đã được phân phối hết. Vì vậy, biện pháp xử lý chỉ là xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (tịch thu, tiêu hủy) là không thể thực hiện được", Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM, đánh giá.

Vì vậy, đơn vị này cũng đề xuất cần có quy định về biện pháp xử lý ngăn chặn vi phạm (đình chỉ kinh doanh, tạm giữ lô hàng…) trong thời gian chờ kết quả phân tích để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Cần sự chung tay của cả cộng đồng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem