Tháng 8 về ATK Tân Trào nghe những câu chuyện xúc động về Bác Hồ

Thứ ba, ngày 18/08/2020 14:43 PM (GMT+7)
Tháng Tám trên những nẻo đường về quê hương Cách mạng Tân Trào lịch sử, nhiều người không khỏi bồi hồi và xúc động khi được nghe những câu chuyện về Bác Hồ trong thời kỳ tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám.

Video: Nơi Bác Hồ ở những ngày trước Cách mạng Tháng Tám.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 2.

Lán Nà Nưa (thuộc khu di tích ATK Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), nơi 75 năm trước (ngày 21/5/1945), Bác Hồ đã về đây lãnh đạo Đảng và nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, dân tộc.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 3.

Để đi lên được Lán Nà Nưa, chúng tôi phải đi qua Lán Cảnh vệ, nơi các đồng chí cảnh vệ đã ở và bảo vệ Bác Hồ kính yêu trong thời gian từ cuối tháng 5/1945 đến cuối tháng 8/1945.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 4.

Men theo con đường rừng tre nứa còn in đậm dấu chân Bác, bà Hoàng Thị Cúc (Hà Nội) bồi hồi chia sẻ: “Hôm nay chúng con được trở lại Tân Trào, nơi Bác đã từng sống và làm việc vào đúng dịp cả nước chuẩn bị kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám thành công. Chúng con được nghe những câu chuyện vô cùng xúc động về Bác, ở nơi người dân vẫn thường gọi là Phủ Chủ tịch đầu tiên làm bằng tre nứa. Điều đó giúp chúng con hiểu sâu hơn về cuộc đời của Bác, về nơi khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 5.

Thắp nén hương thơm thành kính dâng lên Bác Hồ kính yêu bên căn Lán Nà Nưa, người hướng dẫn viên đã đưa chúng tôi ngược thời gian trở về đầu năm 1945. Khi đó, nhận định thời cơ giành độc lập đã đến rất gần, để thuận lợi cho việc trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách mạng toàn quốc, Bác Hồ chỉ thị tìm một địa điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố “Gần nước, gần dân, xa đường quốc lộ, thuận đường tiến, tiện đường thoái”. Và Tân Trào đã được chọn thể hiện sự sáng suốt và tầm nhìn chiến lược của Người.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 6.

Tại căn lán nhỏ, đơn sơ trong rừng Nà Nưa, Bác Hồ đã ở, làm việc từ cuối tháng 5 đến ngày 22/8/1945. Lán Nà Nưa được dựng theo kiểu nhà sàn của người miền núi, quay theo hướng đông tây, có 6 cột gỗ chôn xuống đất, không có vì kèo, mái lợp lá cọ, lán dài 4,20m, rộng 2,70m, chia làm 2 gian nhỏ (có vách ngăn giữa 2 gian): Gian ngoài rộng 1,97m, dài 2,70m là nơi Bác Hồ làm việc và tiếp khách; gian phía trong rộng 2,10m, dài 2,70m là nơi Bác nghỉ ngơi. Xung quanh lán được dựng bằng vách nứa đan nong mốt, nửa phía trên vách đan chứa những ô thoáng nhỏ để lấy ánh sáng. Ở phía tây có sàn (người Tày gọi là thích) để hai ống bương (bắng) nước. Mặt sàn bằng phên nứa đan nong mốt. Phía dưới, đầu sàn của lán là phiến đá rộng và phẳng, nơi Bác thường ngồi làm việc.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 7.

Trong thời gian sống và làm việc tại Lán Nà Nưa, do điều kiện sống hết sức kham khổ, bữa ăn đạm bạc chỉ có măng rừng chấm muối nên cuối tháng 7 năm 1945, giữa lúc tình hình Cách mạng đang tiến triển có lợi cho quân và dân ta, Bác Hồ đột nhiên bị ốm “thập tử nhất sinh”, lúc tỉnh lúc mê khiến mọi người vô cùng lo lắng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp, lúc ấy đang ở và làm việc tại gia đình ông Hoàng Trung Dân, dưới làng Tân Lập, xã Tân Trào, hàng ngày lên Lán Nà Nưa báo cáo tình hình công việc với Bác. Thấy Bác rất yếu, đồng chí xin phép ở lại với Bác.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 8.

Đêm ấy, tỉnh lại sau cơn sốt, Bác nói với đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành cho được độc lập”. Lúc khác Bác lại dặn: “Lúc nào cũng phải chú trọng xây dựng chi bộ, bồi dưỡng cán bộ đảng viên và các phần tử trung kiên, trong chiến tranh du kích lúc phong trào lên ta phải hết sức phát triển, vừa phát triển vừa chú ý xây dựng căn cứ cho thật vững chắc đề phòng lúc khó khăn mới có chỗ đứng chân được”. Dù ốm nặng, nhưng hễ tỉnh dậy là Bác nghĩ ngay đến việc chung, đến sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 9.

Hôm sau, đồng chí Võ Nguyên Giáp cử người báo cáo tình hình sức khỏe của Bác với Trung ương và tìm người chữa bệnh. Nhờ sự mách bảo của nhân dân, có một cụ lang già người Tày không biết từ đâu đến xin chữa bệnh cho Bác. Bác đỡ dần và làm việc được ngay. Bác chỉ thị tổ chức gấp Hội nghị cán bộ toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội. Người nói với Thường vụ Trung ương: “Nên họp ngay và không nên kéo dài Hội nghị, chúng ta phải tranh thủ từng giây phút. Tình hình sẽ chuyển biến nhanh chóng, không thể để lỡ cơ hội”.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 10.

Chăm chú nghe câu chuyện về cuộc sống kham khổ của Bác Hồ và các đồng chí Trung ương ở Tân Trào, chúng tôi rưng rưng nhìn căn lán nhỏ, chỉ đơn sơ vách nứa, mái lá, mà từ đây đã ra đời nhiều quyết sách quyết định thắng lợi cuối cùng của Cách mạng Tháng Tám.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 11.

Người hướng dẫn viên tiếp tục đưa chúng tôi đến với Đình Tân Trào, nơi Quốc dân đại hội đã nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua mười chính sách lớn, trong đó điểm đầu tiên là phải "Giành chính quyền, xây dựng một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trên nền tảng hoàn toàn độc lập" và lập ra Uỷ ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đại hội cũng quy định Quốc ca, Quốc kỳ, lấy sao vàng năm cánh trên nền cờ đỏ làm lá cờ chung của cả nước.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 12.

Người hướng dẫn viên kể, sáng ngày 17/8/1945, Uỷ ban dân tộc giải phóng ra mắt Quốc dân đại hội và làm lễ tuyên thệ. Hôm đó đường rất lầy lội, Bác Hồ phải đi chân đất từ Lán Nà Nưa đến đình Tân Trào. Gần tới đình, Bác xuống suối rửa chân rồi lên đứng giữa các vị đại biểu trong Uỷ ban dân tộc giải phóng và Bác đọc lời tuyên thệ: "Chúng tôi là những người được Quốc dân Đại hội bầu vào Uỷ ban dân tộc giải phóng, để lãnh đạo cuộc Cách mạng của nhân dân ta. Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc, chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống quân thù giành độc lập cho Tổ quốc. Dù hy sinh đến giọt máu cuối cùng quyết không lùi bước. Xin thề! Xin thề!"…

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 13.

Nơi tế lễ ngoài trời của đình Tân Trào, cũng là nơi Bác Hồ đứng đọc lời tuyên thệ. Có thể nói, Đình Tân Trào đã chứng kiến giờ phút lịch sử trọng đại của dân tộc. Đại hội Quốc dân Tân Trào được ví như Hội nghị Diên Hồng thứ hai trong lịch sử nước ta, thể hiện lòng tin sâu sắc của đồng bào với Đảng, Mặt trận và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự đoàn kết nhất trí của toàn dân trong giờ phút quyết định vận mệnh đất nước.

Chuyện về lần “thập tử nhất sinh” của Bác Hồ bên Phủ Chủ tịch làm bằng tre nứa - Ảnh 14.

Và dưới gốc đa Tân Trào, chiều ngày 16/8/1945, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1, ngay sau đó quân Việt Nam Giải phóng đã làm lễ xuất quân tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa cách đây 75 năm là thắng lợi vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta. Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt và đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Phạm Hưng
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem