dd/mm/yyyy

Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề và câu chuyện chuyên nghiệp hóa người nông dân

Tập đoàn Bồ Đề đầu tư toàn bộ quy trình từ khâu cung ứng con giống, vật tư thủy sản, trang bị kiến thức, tập huấn quy trình nuôi ngoài ra còn bao tiêu 100% sản phẩm cho nông dân theo giá thu mua đảm bảo và cao hơn giá trị trường.

Chuyên nghiệp hóa người nông dân

Từ 2019 tới nay, Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề phối hợp với các tỉnh đặc biệt là địa phương thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long triển khai mô hình liên kết sản xuất, thực hiện Đề án "Chuyên nghiệp hóa người nông dân".

Đề án hợp tác công - tư (PPP) "Chuyên nghiệp hóa người nông dân" do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Tập đoàn Bồ Đề thực hiện.

Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề và câu chuyện chuyên nghiệp hóa người nông dân - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng Giám đốc Tập đoàn thủy sản Bồ Đề tài trợ 5 tỷ đồng cho Hiệp hội Tôm Bạc Liêu để khuyến khích nông dân nuôi tôm sản xuất sạch.

Theo đó, Tập đoàn Bồ Đề đầu tư toàn bộ quy trình từ khâu cung ứng con giống, vật tư thủy sản, trang bị kiến thức, tập huấn quy trình nuôi ngoài ra còn bao tiêu 100% sản phẩm cho nông dân theo giá thu mua đảm bảo và cao hơn giá trị trường. 

Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề và câu chuyện chuyên nghiệp hóa người nông dân - Ảnh 2.

Mô hình tôm - lúa ở huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho hiệu quả cao nhờ sản phẩm công nghệ Bồ Đề.

Đặc biệt nhất, trong quá trình sản xuất nếu nông dân gặp rủi ro, Tập đoàn Bồ Đề sẽ tái đầu tư thậm chí còn "xóa trắng" nợ cho nông dân, nhằm giúp nông dân có điều kiện khôi phục lại sản xuất, tránh tình trạng thua lỗ, nợ nần khi phải vay tín dụng đen bên ngoài với lãi suất cắt cổ và rơi vô tình rơi vào vòng luẩn quẩn không lối thoát.

Với những lợi ích thiết thực và to lớn như vậy, đến nay Tập đoàn Bồ Đề đã thu hút hàng vạn hộ nông dân tham gia. Ngoài ra, nhiều nông dân các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất lúa - tôm và chuyên tôm theo mô hình công nghiệp nhiều địa phương khác đều mong muốn được hợp tác sản xuất lâu dài với Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề.

San sẻ, đồng hành, đi tới tận cùng với nông dân

Sản phẩm của Bồ Đề đột phá trong nghề nuôi tôm, giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh tế, khôi phục lại môi trường sản xuất vốn bị ô nhiễm do lâu nay lạm dụng các loại hóa chất trong cải tạo ao đầm nuôi.

Bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề chia sẻ: "Thực hiện Đề án chuyên nghiệp hóa người nông dân, chúng tôi mong muốn từng bước nâng cao trình độ sản xuất của bà con, hướng đến chuyên nghiệp để người nông dân chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và sản xuất ra nông thủy sản chất lượng cao, từ bỏ thói quen sử dụng hóa chất vô cơ, kháng sinh. Từ đó, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra văn hóa mới trong sản xuất nông nghiệp có có trách nhiệm môi trường, cộng đồng, xã hội, sản xuất bền vững".

Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề và câu chuyện chuyên nghiệp hóa người nông dân - Ảnh 3.

Và tại Hoằng Trường (Hoằng Hóa, Thanh Hóa).

Được biết, ngay tại xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), nông dân Lê Văn Hùng thay vì bỏ không ao nuôi tôm trong mùa rét như hàng bao nhiêu nông dân khác tại khu vực Bắc Miền Trung bấy lâu nay đã sử dụng sản phẩm Mother Water của Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề và cho hiệu quả rất bất ngờ.

Những ao nuôi của anh Hùng cho tôm đạt kích thước 50-60 con/kg, tôm khỏe, sạch, bán với giá cao. Nghe lạ, nhiều nông dân các tỉnh như Nghệ An, Ninh Bình, Hà Tĩnh tìm đến mới hay đó là kết quả hiệu quả từ Mother Water.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Đức Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa nói, đề án PPP Chuyên nghiệp hóa người nông dân mà cụ thể đã áp dụng tại huyện Hoằng Hóa giúp nông dân nuôi tôm giảm chi phí, giảm các khâu trung gian, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận cho người sản xuất. Đây là đề án rất thiết thực cho nông dân.

Có thể nói, với cách làm nhân văn như vậy, Tập đoàn Bồ Đề xứng đáng là doanh nghiệp tiên phong hiếm có trong khu vực dám nhận, san sẻ rủi ro, khó khăn và đi tới cùng với người nông dân.



Ngọc Trần