13 thói quen tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ căn bệnh này

Nhật Hà (Theo Mirror) Thứ ba, ngày 07/05/2024 08:00 AM (GMT+7)
Các nhà khoa học cảnh báo rằng một số thói quen tưởng chừng như vô hại lại có thể khiến não bị lão hóa sớm, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ ngày càng tăng.
Bình luận 0

Theo Mirror, dưới đây là 13 thói quen tưởng đơn giản nhưng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí, không thể sống khoẻ mỗi ngày.

13 thói quen tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ căn bệnh này - Ảnh 1.

Những thói quen đơn giản tưởng vô hại lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, và làm tăng chứng mất trí. Ảnh: Getty Images

1. Uống rượu

Uống rượu bia không phải là một thói quen tốt cho não bộ. Một số người nghĩ chỉ uống rượu bia tới mức say mềm mới có hại, nhưng thực tế, chỉ cần uống chút rượu bia cũng có tác động tới não bộ.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2022 đã kết luận rằng chỉ cần hai lít bia hoặc 1 ly rượu mỗi ngày cũng có thể khiến não bị lão hóa tương đương 10 năm.

Một nghiên cứu thứ hai trên 40.000 người Anh cho thấy rượu là một trong ba yếu tố nguy hại nhất tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, song song với yếu tố ô nhiễm không khí, và bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Esther Walton, từ Đại học Bath, cho biết: "Rượu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất làm lão hóa não bộ. Những người uống rượu thường xuyên, có bộ não già hơn người không uống, hoặc thỉnh thoảng mới uống"

2. Ngủ không đủ giấc

Theo các nhà khoa học, ngủ không đủ giấc về lâu dài, sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Hơn nữa, người thiếu ngủ thường cảm thấy cáu kỉnh và thiếu năng lượng.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications cho thấy những người ngủ từ 6 tiếng trở xuống mỗi đêm sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lên 30% so với những người ngủ từ 7 tiếng trở lên. Theo các tác giả, giấc ngủ rất quan trọng vì nó giúp loại bỏ các protein độc hại liên quan đến bệnh Alzheimer khỏi não.

Nghiên cứu riêng biệt kết luận rằng thanh thiếu niên hoạt động kém hiệu quả, thiếu linh hoạt và ít kiên cường hơn khi họ không ngủ đủ giấc. Ngoài ra, họ còn gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và điều chỉnh cảm xúc của mình.

3. Dành quá nhiều thời gian ở một mình

Một nghiên cứu của Hoa Kỳ đã xem xét bộ não của những người trưởng thành khi họ ở một mình. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người này có nồng độ amyloid vỏ não tăng cao - một dấu hiệu được sử dụng để chẩn đoán chứng mất trí nhớ.

Nghiên cứu bổ sung đã liên kết sự cô lập với xã hội cùng chứng mất trí nhớ khởi phát sớm, khi các triệu chứng xuất hiện trước tuổi 65. Tiến sĩ Walton cho biết: "Có một số bằng chứng cho thấy sự cô đơn có liên quan đến bộ não lão hóa nhanh hơn".

4. Thưởng thức những bữa tiệc nhạc với tiếng ồn quá lớn, thói quen tưởng đơn giản nhưng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí, không thể sống khoẻ mỗi ngày.

13 thói quen tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ căn bệnh này - Ảnh 2.

Thưởng thức những show diễn âm nhạc với tiếng ồn lớn cũng làm tăng nguy cơ lão hoá não. Ảnh: AFP via Getty Images

Các nhà khoa học cho biết tiếng ồn lớn làm tăng nguy cơ mất thính giác, từ đó khiến chứng mất trí nhớ tăng. Nghe nhạc qua tai nghe, hoặc trực tiếp trong bữa tiệc âm nhạc cũng làm tăng nguy cơ này.

Tiến sĩ Tim Beanland, thuộc Hiệp hội Alzheimer kêu gọi mọi người hãy tự bảo vệ mình và đi kiểm tra sức khoẻ sớm. Ông nói: "Nếu bạn tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong thời gian dài, hãy đeo thiết bị bảo vệ tai".

5. Uống nhiều cà phê

Một nghiên cứu trên tạp chí Khoa học thần kinh dinh dưỡng cho thấy những người uống nhiều cà phê (hơn 6 cốc mỗi ngày) có nguy cơ được chẩn đoán mắc chứng mất trí nhớ cao hơn 53% so với những người uống ít (1 đến 2 cốc mỗi ngày). Họ cũng có xu hướng có tổng khối lượng não nhỏ hơn, đặc biệt là ở khu vực chịu trách nhiệm về trí nhớ.

6. Bỏ lỡ các cuộc hẹn với bác sĩ đa khoa

Không khám sức khoẻ định kỳ, chẳng hạn như kiểm tra huyết áp và mức cholesterol là không tốt. Tiến sĩ Beanland cho biết: "Sức khỏe tim mạch kém là yếu tố nguy cơ mắc các bệnh về não như đột quỵ, Alzheimer.

7. Không tập thể dục đầy đủ

Theo Hiệp hội Alzheimer, tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm 28% nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Tiến sĩ Beanland cho biết: "Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ".

8. Tham gia các môn thể thao tiếp xúc bằng đầu

Một nghiên cứu ở Đan Mạch cho thấy nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tăng lên trong 10 năm sau khi bị chấn thương đầu ở những người trên 50 tuổi. Hơn nữa, nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tăng lên cùng với số lượng vết thương ở đầu.

Một nghiên cứu khác của Đại học Glasgow (Anh) cho thấy các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp có nguy cơ tử vong do chấn thương sọ não cao gấp 3,5 lần so với với người khác. Họ cũng có nguy cơ tử vong vì bệnh Alzheimer cao gấp 5 lần.

9. Đồ ăn vặt, thói quen tưởng đơn giản nhưng làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí, không thể sống khoẻ mỗi ngày.

Tiến sĩ Beanland cho biết: "Đồ ăn vặt làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Hãy bổ sung thêm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc vào bữa ăn hằng ngày, đồng thời hạn chế thịt đỏ và thực phẩm có đường".

10. Học vấn thấp

Trong khi suy giảm nhận thức là điều ai cũng phải trải qua khi già đi. Một số bằng chứng cho thấy rằng việc có trình độ học vấn cao hơn sẽ làm giảm điều này, do đó làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, tiến sĩ Rosa Sancho, người đứng đầu nghiên cứu tại Alzheimer's Research UK nhấn mạnh.

11. Công việc quá căng thẳng

Công việc quá nhiều căng thẳng sẽ không tốt. Mặc dù một số người sẽ phát triển mạnh khi bị căng thẳng, nhưng quá nhiều sẽ làm gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng làn da và sức khỏe tinh thần, nó cũng có thể gây co rút não.

Theo Hiệp hội Alzheimer, căng thẳng ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, hệ thống này làm tăng sự phát triển của chứng mất trí nhớ. Hormon cortisol được giải phóng trong lúc căng thẳng cao độ và điều này có liên quan đến chứng lo âu, trầm cảm và mất trí nhớ.

12. Dành nhiều thời gian lướt mạng

13 thói quen tưởng vô hại nhưng lại làm tăng nguy cơ căn bệnh này - Ảnh 3.

Lướt mạng quá nhiều khiến não lão hoá. Ảnh: Getty Images/iStockphoto

Nghiên cứu từ năm 2023 cho thấy chúng ta dành trung bình 7 giờ mỗi ngày để nhìn chằm chằm vào màn hình. Thậm chí, có người dành nhiều thời gian hơn.

Điều này gây ra tác động rất lớn đến bộ não, và một hiện tượng gọi là "chứng mất trí nhớ kỹ thuật số" bao gồm trí nhớ ngắn hạn, chứng hay quên, khó nhớ từ và gặp rắc rối khi làm nhiều việc cùng một lúc do lạm dụng công nghệ.

Một nghiên cứu khác năm 2023 cho thấy nhìn màn hình hơn 4 giờ mỗi ngày có liên quan đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.

Tiến sĩ Beanland, tác giả của Trò chơi trí tuệ, cho biết: "Bộ não cũng giống như cơ thể: để giữ nó thon gọn, bạn phải đến phòng tập thể dục. Xếp lego cũng giúp kích thích não bộ".

13. Hút thuốc

Tiến sĩ Beanland cho biết: "Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ".

Người ta ước tính rằng hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ từ 30 đến 50%. Theo một số chuyên gia, khoảng 14% trường hợp mắc chứng mất trí nhớ trên toàn thế giới có liên quan tới việc hút thuốc.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem