Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt

Đinh Đức Thứ tư, ngày 16/09/2020 15:20 PM (GMT+7)
Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ của Tập đoàn TH dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ ngày 20/9 tới với công suất 300 tấn/ngày.
Bình luận 0


Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 1.

Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ (Tập đoàn TH) đang trong giai đoạn hoàn thiện để chuẩn bị đi vào hoạt động vào ngày 20/9 tới. Nhà máy nằm trên xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, Sơn La cạnh Quốc lộ 6, dễ dàng kết nối với các vùng nguyên liệu cây ăn quả ở Sơn La và Hòa Bình.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 2.

Giai đoạn 1 của nhà máy sẽ kéo dài đến năm 2025 với tổng mức đầu tư 1.200 tỷ đồng, giải quyết cho 15.000 ha vùng cây nguyên liệu, tập trung vào các loại quả như Cam, Nhãn, Xoài, Chanh leo, Sơn tra. Công suất của giai đoạn này dự kiến vào khoảng 300 tấn rau quả mỗi ngày với phương thức hoàn toàn tự nhiên, an toàn, không qua xử lý nhiệt để giữ vẹn nguyên các dưỡng chất tự nhiên của rau quả.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 3.

Với công suất 300 tấn rau quả/ngày, Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ nằm trong tốp các nhà máy chế biến có công suất lớn nhất ở Việt Nam và là nơi đầu tiên sản xuất được nước ép cam và nhãn ở dạng cô đặc bằng công nghệ trích ly chuyên dụng hoàn toàn tự động, thiết bị cô đặc dạng tấm bản tiên tiến, công nghệ chế biến áp suất cao HPP.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 4.

Các thiết bị của nhà máy được nhập từ hãng Bertuzzi của Italia, nhà chế tạo thiết bị chế biến hoa quả chuyên dụng hàng đầu thế giới với hơn 85 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu các đặc tính của trái cây và sản xuất thiết bị chuyên dụng cho chế biến trái cây, đặc biệt là trái cây nhiệt đới.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 5.

Các thiết bị này được lắp đặt bởi Riekermann GMBH, Tập đoàn của Đức chuyên cung cấp các giải pháp thiết bị công nghiệp với 128 năm kinh nghiệm. Trong giai đoạn Covid-19 vừa qua, do các chuyên gia không thể sang trực tiếp nên 3 bên đã kết nối trực tuyến để lắp đặt thành công hệ thống theo đúng tiến độ đề ra, ông Lương Quốc Hoàn, Giám đốc Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ cho biết.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 6.

Giai đoạn 2 của nhà máy sẽ bắt đầu từ sau năm 2025 với tổng mức đầu tư được nâng lên 3.500 tỷ, sẽ giải quyết sản phẩm cho hơn 35.000 ha vùng nguyên liệu trong khu vực. Ở giai đoạn này, nhà máy sẽ đi vào sản xuất nước cam nguyên chất đóng chai, nước nhãn nguyên chất đóng chai, nước chanh leo nguyên chất đóng chai. Các sản phẩm này được đóng vào chai 500ml hoặc 1 lít.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 7.

Công nghệ chế biến áp suất cao HPP là một trong những công nghệ hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Với kỹ thuật này, các sản phẩm sẽ được chế biến bằng áp suất cao trong thời gian ngắn thích hợp mà không dùng nhiệt, giúp lưu giữ được nhiều nhất màu sắc, hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng của rau, củ, trái cây tươi mà vẫn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 8.

Bởi chi phí đầu tư thiết bị cao mà đến nay quy mô của công nghệ này ở Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung vẫn còn khiêm tốn, chưa được ứng dụng rộng rãi.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 9.

Sau khi đi vào hoạt động, Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ sẽ tạo công ăn việc làm cho gần 200 lao động làm việc trực tiếp tại nhà máy và hàng chục ngàn lao động gián tiếp trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Sơn La: Bên trong nhà máy chế biến hoa tươi và thảo dược thuộc tốp "khủng" nhất đất Việt - Ảnh 10.

Tập đoàn TH dự kiến triển khai liên kết với nông dân các vùng trồng hoa quả trọng điểm ở Sơn La như các huyện trồng nhãn Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu; huyện Vân Hồ (nơi đặt nhà máy); vùng cam ngon nổi tiếng ở huyện Phù Yên, Yên Châu, Mộc Châu và mở rộng sang Cao Phong, Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình; Vân Hội – Yên Bái.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem