Quét mã QR nắm rõ quy trình sản xuất cây bạch chỉ ở Ninh Bình

Thu Hiền Thứ năm, ngày 19/10/2023 14:42 PM (GMT+7)
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngày càng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu, hội nhập kinh tế thế giới.
Bình luận 0

Trước yêu cầu thực tiễn, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ nhằm công khai, minh bạch toàn bộ quy trình sản xuất, giúp nâng cao uy tín sản phẩm…

HTX Nấm và cây dược liệu xã Khánh Công (huyện Yên Khánh, Ninh Bình) đang canh tác hơn 14ha cây bạch chỉ theo hướng hữu cơ. Với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cùng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, sau khoảng 6 tháng, cây đã cho thu hoạch với chất lượng củ tốt, dược tính cao. 

Tuy nhiên, HTX gặp khó khi mở rộng thị trường vì không chứng minh được quy trình trồng và chăm sóc cây dược liệu.

Quét mã QR nắm rõ quy trình sản xuất cây bạch chỉ - Ảnh 1.

Sản phẩm củ bạch chỉ của HTX Nấm và cây dược liệu xã Khánh Công, huyện Yên Khánh, có thể truy xuất nguồn gốc dễ dàng. Ảnh: THU HIỀN

Năm 2022, với sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh, đơn vị đã sử dụng, ứng dụng truy xuất nguồn gốc nông sản Agritech. Với ứng dụng này, tất cả các công đoạn từ ươm giống, chăm sóc, vun sới, bón phân, thu hoạch, bảo quản đều được cập nhật trên hệ thống theo thời gian thực. Thông qua một mã QR gắn trên sản phẩm, người tiêu dùng có thể biết được toàn bộ quy trình sản xuất.

Quét mã QR nắm rõ quy trình sản xuất cây bạch chỉ ở Ninh Bình - Ảnh 2.

Cây và hoa cây bạch chỉ.

Nhờ ứng dụng truy xuất nguồn gốc đã khẳng định được uy tín, tạo niềm tin cho người tiêu dùng, khi sử dụng sản phẩm, đồng thời góp phần ngăn chặn hành vi gian lận thương mại. 

Do quy trình canh tác của các vụ sản xuất đều được cập nhật đầy đủ và lưu trữ dữ liệu trên ứng dụng nên dễ dàng đánh giá lại tính hiệu quả ở từng công đoạn, từ đó có thể điều chỉnh phương thức sản xuất phù hợp trong các vụ sau nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, ứng dụng đã được triển khai ở một số HTX trong tỉnh, nhất là các đơn vị ngành hàng nông sản. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin của không ít xã viên, nhất là những người trung, cao tuổi vẫn ở mức độ nhất định. Vì vậy, để ứng dụng phát huy hiệu quả, quản lý đồng bộ được quy trình sản xuất trên toàn bộ diện tích canh tác thì lãnh đạo các HTX cần phải kiên trì hướng dẫn chi tiết cho xã viên.

Quét mã QR nắm rõ quy trình sản xuất cây bạch chỉ ở Ninh Bình - Ảnh 3.

Củ bạch chỉ sơ chế, phơi khô sau thu hoạch.

Truy xuất nguồn gốc được coi là "chìa khóa" khởi tạo niềm tin cho người tiêu dùng và trở thành tiêu chí bắt buộc trong xuất khẩu nông sản ra thị trường nước ngoài. Việc nhiều HTX coi trọng và sử dụng các ứng dụng truy xuất nguồn gốc đã cho thấy rõ một sự thay đổi trong tư duy, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Sự thay đổi đó đang giúp nâng cao giá trị nông sản, tạo ra giá trị mới cho đơn vị sản xuất, đồng thời dần hình thành những nông dân số và một hệ sinh thái nông nghiệp số. 

Do quy trình canh tác của các vụ sản xuất đều được cập nhật đầy đủ và lưu trữ dữ liệu trên ứng dụng nên dễ dàng đánh giá lại tính hiệu quả ở từng công đoạn, từ đó có thể điều chỉnh phương thức sản xuất phù hợp trong các vụ sau nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem