Quảng Trị: Mưa chưa dứt, người dân vẫn lội đồng tranh thủ “mót” lúa

Nhóm PV Chủ nhật, ngày 25/10/2020 07:43 AM (GMT+7)
Dù cả ruộng lúa đã đổ rạp xuống bùn nhưng vừa ngừng mưa 3 mẹ con chị Hồ Thị Ló (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) đã lội ra ruộng để mong có thể vớt vát được những bông lúa còn sót lại.
Bình luận 0

Nhà chị Ló ở thôn Loa, xã Ba Tầng, (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Nhà chị có 6 miệng ăn và thóc lúa trong nhà chỉ trông chờ vào mảnh ruộng lúa bị đổ rạp mà chị đang cặm cụi cắt.

Lúa sắp chín, ngỡ rằng được mùa vụ này được gặt có thể đỡ được tiền mua gạo nhưng giờ cả ruộng đã chìm dưới bùn. 

Đưa tay vục xuống bùn để vớt những bông lúa lên, con dâu chị Ló, Hồ Thị Ngọc nói: "Nếu không bị đổ thì chỗ ruộng này cũng được 5-7 bao thóc, cả năm làm ruộng, chờ 5-6 tháng mới được như vậy thì đến ngày gặt lại bị lũ quét. Công sức của cả nhà nửa năm nay đổ hết rồi".

6c952462aea850f609b9.jpg

Ba mẹ con chị Ló tranh thủ ngày không mưa để mót lúa. Ảnh: BY

Người dân tranh thủ “mót” lúa sau lũ bão - Ảnh 2.

Những bông lúa được rửa qua để bớt bùn đất. Ảnh: BY

Người dân tranh thủ “mót” lúa sau lũ bão - Ảnh 3.

Những nắm lúa này về sẽ được rửa sạch thêm một lần nữa mới tuốt thành thóc.

Rẫy sắn nhà chị nằm ngày cạnh ruộng lúa. Chị cho biết, mỗi mùa, nhà chị có được khoảng 1 vài tấn sắn. Số sắn này được bán đi để lấy tiền đong gạo. Dù trận lũ lịch sử này chưa càn quét rẫy sắn nhà chị, nhưng sau cả chục ngày mưa tầm tã không ngớt, những cây sắn lá bắt đầu úa vàng, héo rũ xuống.

Ngừng tay ngẩng lên, chị Ló chỉ lên sườn đồi nói: "Những cây sắn lá vàng là bị thối hết rễ, hết củ rồi. Lứa sắn này chừng tháng 12 là có thu hoạch rồi, thế mà trời không cho mình ăn".

Người dân tranh thủ “mót” lúa sau lũ bão - Ảnh 4.

Cả nhà chị Ló trông chờ vào đám ruộng và rẫy sắn phía sau lưng nhưng sắn đã úa vàng, lúa thì đỏ rạp.

Đối diện với mảnh ruộng chị Ló đang gặt, là nhà của bà Hồ Y Tun. Ngồi trên nhà sàn nhìn ra, bà chỉ thấy một màu trắng bạc của bùn non lên đồng ruộng trước mặt. Trong nhà bà chẳng có gì cả ngoài sàn rải một ít thóc "mót" lại được sau cơn lũ. Thóc bị ướt lại không có chỗ phơi dù chưa kịp lên mầm nhưng cũng đã bị đen gần hết.

Hai hôm nay trời ngớt mưa nên thóc được ưu tiên đổ ra để phơi. Thóc được phơi rải khắp nhà sàn, mấy đứa trẻ cháu của bà cũng chẳng dám chạy nhảy lung tung sợ sẽ ngã vào chỗ thóc hiếm hoi mà gia đình vớt lại được.

42a1323ebdf443aa1ae5.jpg

Bà Y Tun xem lại sô thóc ít ỏi gi đình vớt lại được. Ảnh T.H

Chỉ cần số thóc này khô, chúng sẽ được đem đi xay xát và cả nhà bà sẽ đỡ phải lo đến bữa kiếm gì để ăn.

"Mình già rồi thế nào cũng được chỉ thương mấy đứa cháu đang nhỏ, nó đói thì tội lắm" – Bà Y Tun xót xa nói.

Theo ông Hồ Văn Bằng – Chủ tịch UBND xã Ba Tầng: "Người dân nơi đây chủ yếu sống nhờ sắn và lúa. Mỗi năm trồng được 2 vụ, người dân cũng chỉ đủ ăn. Đợt lũ vừa qua đã phá hỏng 220 ha lúa, trong đó có 135 ha lúa nước, 85 ha lúa nương, 444 ha sắn, 15 con trâu, bò bị chết.... Phải đến tháng 5, tháng 6 năm sau mới có lúa thu hoạch nhưng lúa mất hết lấy giống nào gieo đây? 7 tháng tới người dân ở đây sẽ vất vả hơn nữa".

Từ ngày 24-26, Báo NTNN/ Điện tử Dân Việt cùng Công ty FE Credit, trao tặng 10 tấn gạo cho 1.000 hộ dân các xã: xã Ba Tầng (Hướng Hóa), xã Ba Lòng, Ba Nang, Tà Long (thuộc huyện Đakrông). Đối với những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt, Báo trao tặng tiền mặt từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng.

Đặc biệt, trong chương trình cứu trợ lũ lụt đợt 2 này, đoàn từ thiện đã trao tặng 50.000.000 đồng cho gia đình anh Hồ Văn Veng (thôn Thanh Ô, xã Thanh, Hướng Hóa) bị sập nhà hoàn toàn.

Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt trân trọng cảm ơn các nhà hảo tâm, nhà tài trợ đã gửi hàng, tiền mặt để ủng hộ người dân miền Trung vượt qua khó khăn trong lũ dữ. Những món quà của quý vị là sự hỗ trợ rất thiết thực, động viên kịp thời đến người dân vùng lũ trong lúc khó khăn này.

BÁO NÔNG THÔN NGÀY NAY TIẾP NHẬN HỖ TRỢ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG LŨ LỤT

1. Hà Nội: Ban Bạn đọc Báo Nông Thôn Ngày Nay - lô E2 khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội, hoặc qua số tài khoản 21210000524887, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội. (xin vui lòng ghi rõ: Ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt).

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn đọc có thể liên hệ số điện thoại: 0912.410.274 – Tống Hương (Phó Trưởng Ban Bạn đọc).

2. TP.HCM: Văn phòng Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt tại TP.HCM, 236/6 Lê Văn Sỹ, phường 1, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại 08. 384. 577 26


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem