dd/mm/yyyy

Ong đốt tím người để tìm ra mật ngọt

Từng trải qua nhiều lần thất bại, những vết sẹo chi chít trên người do bị ong đốt, đàn ong bỏ tổ bay vào đại ngàn... Nhưng anh Lò Phúc Vinh vẫn quyết tâm làm giàu từ nghề nuôi ong lấy mật.

Anh Lô Phúc Vân đang chăm sóc các tổ ong ở thôn Pắc Liềng (Bình Liêu)

Với lợi thế về địa hình đất rừng và điều kiện thời tiết thuận lợi, những năm gần đây phong trào nuôi ong lấy mật ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) phát triển mạnh. Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 đến 2 đàn, nay cả huyện đã có hơn 1.000 tổ ong. Trong số đó có gia đình anh Lô Phúc Vân (sinh năm 1971), ở thôn Pắc Liềng, xã Tình Húc, Bình Liêu.

 Nghề nuôi ong lấy mật đang mở ra hướng thoát nghèo cho người dân Bình Liêu, nhất là với hộ nghèo ít vốn, ít đất sản xuất. Tuy nhiên, để nghề này phát triển bền vững, trước mắt, huyện cần xem xét, tạo điều kiện giúp các hộ nuôi ong có phương thức quảng bá mật ong rộng rãi, tạo dựng thương hiệu cho mật ong Bình Liêu.

Nhận thấy diện tích đất quanh nhà có nhiều vườn cây ăn trái như nhãn, vải và các loại cây dược liệu quý như cây de, … là nguồn thức ăn của ong, nên anh Lô Phúc Vân đã thử đến với nghề này. Anh Vân tự đóng thùng, sau đó lên rừng tìm bắt tổ ong về nuôi, rồi nhân đàn.

Anh Vân kể: “Sau ít tháng nuôi ong, tôi thấy mật vàng mọng cầu, mừng lắm. Thấy việc nuôi ong không mất công, lại có tiền, tôi đã mạnh dạn vay vốn đầu tư hơn 30 tổ ong về nuôi”.

Nhưng việc nuôi ong không hề đơn giản như vậy. Sau cơn bão năm 2013, từng đàn ong theo nhau bỏ tổ, một số bị chết. Anh Vân nhận ra mình còn kiến thức quản lý ong nên đã đi học tập kinh nghiệm tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn và tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn do huyện tổ chức.

Qua nhiều lần gặp thất bại và không biết bao nhiêu lần anh bị ong đốt, ong chết, ong bỏ đàn đi... tưởng chừng phải bỏ nghề. Nhưng với lòng đam mê và quyết tâm, người nông dân xứ núi
Lô Phúc Vân đã tích lũy kinh nghiệm, quyết nuôi ong lấy mật, làm giàu. Năm 2014, anh Vân đã mạnh dạn khởi nghiệp lại nghề nuôi ong. Với những điều tự đúc rút từ thực tế và học hỏi kinh nghiệm, đến nay anh đã trở thành “chuyên gia bắt bệnh” cho ong.

Nghề nuôi ong lấy mật cũng đòi hỏi nhiều công phu và kinh nghiệm

Theo anh Vân, nuôi ong không mất nhiều công chăm sóc mà chủ yếu phải nắm bắt được đặc tính sinh trưởng và phát triển của đàn ong để tránh cho ong khỏi mắc một số bệnh thông thường như: Bệnh thối ấu trùng, ấu trùng túi. Ngoài ra, trong quá trình phát triển đàn ong mật, người nuôi ong phải khéo léo, tỷ mỉ, chịu khó chăm sóc và am hiểu về đặc tính của ong như: xây tổ, chia đàn, am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Từ đó, mới có thể duy trì và tăng nhanh số lượng đàn ong.

Sản phẩm mật ong của Hợp tác xã Hợp Tiến.

Tính trung bình mỗi năm, 50 tổ ong cho khoảng trên 500 lít mật, với giá trung bình khoảng 300.000 đồng/lít, nếu đóng bao bì, nhãn mác 400.000/lít, thu nhập bình quân anh Vân thu về cả trăm triệu đồng/năm.

 Hiện nay mật ong làm ra chủ yếu bán cho người quen, nếu bán cho thương lái thường bị ép giá do mật ong chưa có thương hiệu riêng, chưa có thị trường ổn định. Do vậy, đầu năm 2017, tôi cùng với 7 hộ gia đình nuôi ong khác trong thôn đã thành lập hợp tác xã Hợp Tiến và đăng kí nhãn mác, bao bì với mong muốn đưa sản phẩm của mình tiếp cận ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Lô Phúc Vân.
La Hoàng