Ông nông dân Hậu Giang thu hơn 600 triệu nhờ nuôi loài gà ngực rộng, hông to, chân cao, cựa dài, tất nhiên thịt ngon

Lê Thành Hơn (Trạm KN Phụng Hiệp/TTKN Hậu Giang) Chủ nhật, ngày 04/02/2024 05:14 AM (GMT+7)
Hộ nông dân đầu tiên ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) nuôi gà tre ngực rộng, hông to, chân cao, cựa dài với số lượng lớn và cho thu nhập cao đó là hộ ông Lê Chí Tuyến Đệ, ấp 8, xã Hoà An. Ông Đệ bán gà tre thương phẩm giá 85.000 đồng/kg.
Bình luận 0

Năm 2023, ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) có nhiều mô hình chăn nuôi mới như: nuôi heo rừng, nuôi bò, nuôi dê, nuôi cua đinh, nuôi ba ba, nuôi cá trê, nuôi cá thát lát,…

Có một hộ đầu tiên nuôi gà tre thương phẩm với số lượng lớn và cho thu nhập cao đó là hộ ông Lê Chí Tuyến Đệ, ấp 8, xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp.

Cuối năm 2022 với diện tích khoảng 4.000m2 đất bờ bỏ trống, ông Đệ đi tìm tòi học hỏi các mô hình mới, mô hình làm ăn có hiệu quả ở các địa phương khác nhau để tìm ra mô hình ưng ý nhất và ít đụng hàng. 

Và ông đã tìm ra, ưng ý với mô hình nuôi gà tre thương phẩm.

Đến đầu năm 2023, ông Đệ nuôi thử nghiệm lứa gà tre đầu tiên với quy mô chăn nuôi 5.000 con gà tre thương phẩm.

Ông nông dân Hậu Giang thu hơn 600 triệu nhờ nuôi loài gà ngực rộng, hông to, chân cao, cựa dài, tất nhiên thịt ngon- Ảnh 2.

Ông Lê Chí Tuyến Đệ, nông dân ấp 8, xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) có thu nhập cao nhờ mô hình nuôi gà tre thương phẩm.

Sau 110 ngày nuôi thì ông Đệ xuất bán lứa gà tre thương phẩm đầu tiên. 

Gà tre cân nặng trung bình khoảng 1kg, giá bán 85.000 đồng/kg, tỷ lệ nuôi đạt 96% và chi phí thức ăn, thuốc thú y, vắc xin, con giống hết 55.000 đồng/con, vị chi lãi 30.000 đồng/con. 

Lứa gà tre đầu tiên ông Đệ thu nhập được hơn 400 triệu đồng, sau khi trừ chi phí ông còn lợi nhuận trên 135 triệu đồng. 

Lứa gà tre thứ 2 ông Đệ nuôi 7.000 con gà tre giống. Lần này ông có kinh nghiệm nuôi gà trẻ, kỹ thuật nuôi gà tre tốt hơn, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh tốt hơn nên gà tre ít hao hụt và trọng lượng nặng hơn và giảm chi phí hơn. 

Sau hơn 110 ngày chăm sóc và nuôi dưỡng, ông thu nhập hơn 634 triệu đồng, trừ các khoản chi phí ông còn lợi nhuận trên 260 triệu đổng từ mô hình nuôi gà tre thương phẩm.

Ông Đệ, nông dân xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm đễ chăm sóc, ít bệnh, sức đề kháng cao. Gà tre dễ bán, chi phí thấp, thời gian ngắn, giá bán cao, thương lái tới nhà mua,…".

Hiện tại ông Lê Chí Tuyến Đệ đang nuôi tăng đàn gà tre lên 10.000 con và dự kiến thu nhập trên 750 triệu đồng trong thời gian tới.

Đây là mô hình nuôi gà tre thương phẩm với số lượng lớn và cho thu nhập cao ở huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), trong thời gian tới mô hình này cần được nhân rộng, nhằm ổn định thu nhập và tiến tới làm giàu cho gia đình ngày càng nhiều hơn.

Gà tre với cái tên chính xác là gà che theo tên bản địa mon – che của tiếng Khmer, phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ.


Theo sự phát triển, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, giống gà này dần phổ biến rộng khắp cả nước với nhiều công dụng khác nhau để làm thịt chế biến nhiều món ngon và bổ dưỡng...

Gà tre còn nuôi để làm cảnh với thân hình nhỏ nhắn và đặc biệt với bộ lông nhiều màu sắc; thích hợp với những ai có thú chơi để làm gà chọi.

Thân hình nhỏ bé nhưng rất cân đối, trọng lượng cơ thể vào hạng nhẹ nhất so với các giống gà khác có tại Việt Nam. Gà tre là loài gà được ưa chuộng tại Việt Nam, nó không chỉ được nuôi để làm thịt mà giá trị của nó còn được thể hiện ở việc nuôi để làm cảnh. Có những con gà được nuôi làm cảnh với giá hàng chục triệu.

Gà tre trống ngực rộng, hông to, chân cao, thon, nhỏ dài bằng đùi. Cựa gà tre khá phát triển,dài và cong vuốt; lông gà tre trên cơ thể ôm sát, đa dạng nhiều màu sắc đẹp.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem