dd/mm/yyyy

Nông thôn mới Sơn La: Từ miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống

Từ một huyện có nhiều xã trong diện khó khăn, đến nay các xã của huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) đã vươn lên khá giả. Trong đó, 6 xã đã thật sự “lột xác”, hoàn thành và giữ vững 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, tiến tới xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Là địa bàn còn nhiều khó khăn, sau 10 năm triển khai và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Mai Sơn là một trong những huyện được nhiều người nhắc đến trong chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của tỉnh Sơn La. 

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 1.

Nông thôn Mai Sơn "thay da đổi thịt" sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Ông Cầm Văn Thắng - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Mai Sơn, nói: "Cho đến nay, việc xây dựng NTM đã ăn sâu vào máu thịt của nhiều cán bộ và nhân dân. Có những vùng quê như "lột xác", thay đổi một cách diệu kỳ. Chính quan điểm chỉ đạo làm thật, công nhận thật với sự thẩm định khách quan, chính xác của các đơn vị cùng sự giám sát, bỏ phiếu công nhận đạt chuẩn chặt chẽ, thận trọng, công tâm của các thành viên Ban chỉ đạo đã giúp phong trào xây dựng NTM ngày càng bền vững".

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 2.

Mô hình phát triển cây ăn quả ở Mai Sơn được nhiều người đến tham quan và học tập.

Năm 2011, huyện Mai Sơn có 21 xã, tiêu chí bình quân mới đạt 2,9 tiêu chí/xã. Sau 10 năm thực hiện, đến nay  mức độ đạt chuẩn các tiêu chí đều tăng lên rõ rệt. Toàn huyện đạt 248 tiêu chí, bình quân đạt được 11,81 tiêu chí/xã. Trong đó có 6 xã (Chiềng Ban, Mường Bon, Cò Nòi, Hát Lót, Mường Chanh, Chiềng Sung) luôn giữ vững và duy trì 19/19 tiêu chí đã đạt được;  phấn đấu đến hết năm 2020 xây dựng được mô hình "Nông thôn mới nâng cao" tại xã Chiềng Ban.

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 3.

Thực hiện phong trào "Ngày về cơ sở", cán bộ Huyện ủy- UBND-HĐND và các tổ chức đoàn thể đã đến các cơ sở giúp thực hiện đạt chuẩn các tiêu chí đã đăng ký.

Không chỉ hăng hái hiến đất, mở đường, người dân khắp các địa phương ở huyện Mai Sơn còn trực tiếp thi công, giám sát xây dựng đường giao thông nông thôn (GTNT). Phát huy hiệu quả phương châm: "Nhà nước và nhân dân cùng làm" thông qua cơ chế hỗ trợ xi măng làm đường giao thông nông thôn, đến nay toàn huyện đã thực hiện làm đường GTNT với tổng số 278 tuyến đường với tổng chiều dài 209,222 km; 100% các xã có đường ô tô đến trung tâm được nhựa, bê tông hoá.

Công bằng mà nói, nếu không xây dựng NTM thì các xã nông thôn của huyện Mai Sơn không thể có hệ thống điện, đường, trường, trạm kiên cố như bây giờ. Đặc biệt là công tác tổ chức lại sản xuất cũng được chuyển từ manh mún, nhỏ lẻ sang hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Trong tổng số nguồn lực được huy động thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (giai đoạn 2010- 2019) của huyện Mai Sơn, gồm có: Nguồn vốn từ ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương; vốn lồng ghép; vốn của các doanh nghiệp. Theo đó, huyện Mai Sơn đã huy động được 196.465,8 triệu đồng. Đây là sự đóng góp, ủng hộ to lớn từ cộng đồng dân cư.

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 4.

100% các xã trong toàn huyện có đường ô tô đến trung tâm được trải nhựa, bê tông hoá

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh, đã xây mới 1.619 phòng học, 223 nhà công vụ, 112 nhà tập đa năng, 113 phòng giáo dục, thể chất, 176 công trình vệ sinh; có 134 trạm y tế dược đầu tư xây mới, 108 Trạm y tế được cải tạo, nâng cấp…tạo nên một diện mạo mới khang trang cho nông thôn Mai Sơn.

Giờ đây, đến với huyện Mai Sơn, dạo khắp các xã, bản ở huyện Mai Sơn, đến đâu cũng cảm nhận được sự đổi thay trên mỗi nếp nhà, ngõ xóm, như: Các bản của xã Chiềng Mung sẽ được đắm mình trong không gian ngập tràn mùi thơm của hoa bưởi, hoa nhãn; xã Mường Bon với các mô hình kinh tế với mô hình VAC, du lịch cộng đồng; những vườn dâu tây chín mọng ở xã Cò Nòi; Mô hình nuôi trâu, bò nhót chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Chiềng Mung; Sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi liên kết ở xã Chiềng Ban, xã Chiềng Mung, xã Nà Bó  … 

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 4.

Trồng bưởi Da Xanh, một trong những cây ăn quả đã và đang mang đến thu nhập cao cho các hộ gia đình ở huyện Mai Sơn.

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 5.

Mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tiêu thụ sản phẩm tạo thành chuỗi liên kết ở xã Chiềng Ban.

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 6.

Vườn dâu tây trồng theo hướng hữu cơ ở xã Cò Nòi,

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 7.

Mô hình nuôi bò nhót chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Chiềng Mung.

Bây giờ, với người dân huyện Mai Sơn, việc xây dựng NTM  đã trở thành "nhu cầu", đã trở thành "khát vọng", từ nhận thức "phải làm" nay "muốn được làm". Điều quan trọng hơn, sau khi được công nhận đạt chuẩn NTM, các địa phương không chỉ dừng lại ở đó mà đặt ra mục tiêu: Tiếp tục giữ vững và nâng cấp chất lượng các tiêu chí, phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

Nông thôn Mai Sơn- Sơn La: Từ nông thôn miền núi nghèo trở thành những vùng quê đáng sống  - Ảnh 6.

Mô hình kết nối tour tuyến du lịch trải nghiệm nông thôn mới, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm cho các địa phương trong huyện và tỉnh

Sau 10 năm triển khai thực hiện, ở nhiều xã trên địa bàn huyện Mai Sơn đã hình thành mô hình kết nối tour tuyến du lịch trải nghiệm NTM, trở thành điểm tham quan, học tập kinh nghiệm cho các địa phương trong huyện và tỉnh. Công tác xây dựng khu dân cư kiểu mẫu đã phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thắt chặt tình làng nghĩa xóm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên hơn; chất lượng gia đình văn hóa, làng, bản, tiểu khu văn hóa được nâng lên; ý thức văn hóa ngày càng cao, người dân ứng xử văn minh, lịch sự, tạo nên những làng quê đáng sống, an lành, trù phú. Một số khu dân cư kiểu mẫu đã trở thành điểm thu hút các đoàn khách trong tỉnh, ngoài tỉnh đến tham quan và học tập để nhân rộng mô hình.


Thu Huyền