dd/mm/yyyy

Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng

Hơn 10 năm làm cán bộ thú y, chị Nguyễn Thu Thoan ở xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội đã nghiên cứu và học hỏi từ các trang trại lớn để phát triển mô hình nuôi gà, lợn vi sinh. Hiện giờ, chị đã thành công với mô hình nuôi gà theo hướng hữu cơ độc đáo với thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng - Ảnh 1.

Chị Thoan chế biến thức ăn vi sinh cung cấp cho đàn gà tại trang trại.

Chị Thoan tự chế thức ăn vi sinh cho gà được lên men từ hỗn hợp: cám gạo, cám mạch, cám ngô, bột đậu tương, bột tỏi nguyên chất, tinh bột nghệ, phấn hoa, bột quế, men vi sinh...

Cụ thể, chị Thoan cho các nguyên liệu vào máy trộn sơ qua, sau đó cho nước men vào trộn cho đến khi bột tơi và ẩm đều. Sau đó chị bốc vào thùng hoặc bao tải có lót nilon, để hở miệng sau 5-6 giờ, sau đó đậy kín nắp. Khi ủ, chị không nén chặt hỗn hợp vào thùng bởi trong quá trình ủ men, các loại cám sẽ nở ra.

Theo chị Thoan, nhiệt độ và thời tiết quyết định thời gian ủ men. Nếu nhiệt độ vào khoảng 30 độ C thì ủ men khoảng 12 giờ, trường hợp nhiệt độ ngoài trời thấp hơn 30 độ C thường ủ từ 20-24 giờ. Khi thức ăn ấm lên và có mùi chua nhẹ có thể đem ra cho gia súc, gia cầm ăn.

"Để đảm bảo chất lượng thức ăn vi sinh, tránh bị mốc, người chăn nuôi nên chú ý lượng thức ăn mỗi ngày để ăn vật nuôi ăn hết trong ngày. Khi ủ, không để các thùng, các bao đè lên nhau bởi sẽ kìm hãm quá trình lên men. Bảo quản thức ăn vi sinh ở nơi thoáng mát, khô ráo", chị Thoan tiết lộ.

Tùy theo loại vật nuôi của trang trại để có cách cho ăn phù hợp. Tại trang trại nuôi gà, lợn vi sinh của chị Thoan, chị thường cho gà ăn trực tiếp thức ăn lên men, còn lợn rừng thì trộn thêm nước thành dạng lỏng, mỗi ngày 2 bữa sáng– chiều. Từng độ tuổi của vật nuôi phân phối lượng thức ăn phù hợp.

Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng - Ảnh 2.

Trang trại chăn nuôi gà của chị Thoan đang là mô hình mẫu tiêu biểu ở Sóc Sơn, Hà Nội.

Theo quan sát và những kiến thức học hỏi được chị Thoan nhận thấy, thức ăn vi sinh có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và hô hấp của gà, lợn tránh các bệnh về đường ruột, hen, giúp gà tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn, giảm khí amoniac từ, kết hợp với đệm lót sinh học để có nguồn phân sạch. Nguồn thức ăn tự nhiên kết hợp với thảo dược giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh cho gà, lợn.

Đàn gà nhà chị Thoan lớn nhanh, khỏe mạnh, cứng cáp, sau 3 tháng nuôi đạt trọng lượng 1,2 - 1,4 kg. Đặc biệt, xã Ninh Hiền nằm trong vùng dịch tả lợn châu Phi nhưng đàn lợn rừng 50 con của chị cũng hoàn toàn khỏe mạnh, kháng bệnh.

Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng - Ảnh 3.

Chị Thoan tự chế thức ăn vi sinh cho gà được lên men từ hỗn hợp: cám gạo, cám mạch, cám ngô, bột đậu tương, bột tỏi nguyên chất, tinh bột nghệ, phấn hoa, bột quế, men vi sinh...

Sau một năm thử nghiệm, mô hình nuôi gà vi sinh sạch của chị Thoan cho sản lượng 5.000 con mỗi năm, tiêu thụ ở nhiều tỉnh như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Trong lúc có dịch Covid-19 nhưng sản phẩm của chị Thoan vẫn được khách hàng ưa chuộng và mua nhiều với giá 250.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm trừ chi phí gia đình chị thu về hàng trăm triệu đồng.

Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng - Ảnh 4.

Chuồng nuôi gà được chị Thoan lót đệm sinh học giúp môi trường sạch mùi, đàn gà nuôi luôn khỏe mạnh.

Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng - Ảnh 5.

Sau mỗi lứa gà, chị Thoan lại đảo thay lại đệm lót sinh học để chuẩn bị nuôi lứa gà tiếp theo.

Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng - Ảnh 6.

Bên cạnh việc nuôi trong chuồng, chị Thoan còn thả gà ra vườn nhà giúp đàn gà có thịt săn chắc và ngon hơn.

Nông dân nuôi gà ế ẩm, chị Thoan chăm gà kiểu này luôn đắt hàng - Ảnh 7.

Sản phẩm gà của chị được đóng gói và có dán mã truy xuất nguồn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện, chủ yếu sản phẩm của chị bán vào các cửa hàng thực phẩm sạch tại các tỉnh, thành.



Hải Đăng