dd/mm/yyyy

Nông dân miền núi làm giàu nhờ vay vốn Agribank

Sông Mã là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên tại địa phương có nhiều mô hình trang trại hiệu quả, nhiều nông dân vươn lên làm giàu nhờ được tiếp cận nguonf vốn của Agribank.

Agribank Sơn La: Ký thỏa thuận và quy chế phối hợp thực hiện chính sách tín dụng

Chiếm khoảng 58% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, chủ yếu đầu tư phục vụ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Chi nhánh Agribank huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) góp phần giúp nhiều hộ nông dân đẩy mạnh sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, mở rộng ngành nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập.

Agribank Sông Mã hiện đang thực hiện đa dạng các chương trình cho vay phục vụ phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; chế biến tiêu thụ nông sản; kinh doanh sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm sản; sản xuất công nghiệp, thương mại và dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn; tiêu dùng trên địa bàn nông thôn và theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

Để đảm bảo nguồn vốn, hằng năm, đơn vị giao chỉ tiêu huy động vốn cụ thể cho từng cán bộ, tập thể; thường xuyên nâng cao chất lượng tín dụng, thực hiện phân loại, lựa chọn khách hàng và các dự án có hiệu quả để đầu tư. Đặc biệt, tích cực phối hợp với các cơ sở, tổ chức hội, đoàn thể thực hiện tốt việc huy động và nguồn vốn cho vay đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Từ vốn vay của Agribank huyện Sông Mã, nông dân bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong đã phát triển mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

Trong quá trình làm hồ sơ thủ tục, cán bộ tín dụng và tổ trưởng tổ vay vốn của các tổ chức hội, đoàn thể đã hướng dẫn tận tình cho các hộ được vay, thời gian thẩm định hồ sơ và giải ngân nhanh chóng. Cũng từ nguồn vốn vay của đơn vị, nông dân có cơ hội phát triển sản xuất, giúp nhau phát triển kinh tế. Nhiều gia đình đã thoát nghèo nhờ sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và đầu tư phát triển kinh tế có hiệu quả, không những thoát nghèo mà còn vươn lên có cuộc sống ổn định, thu nhập từ 150 đến 180 triệu đồng/năm, như: Gia đình các ông, bà: Bùi Huy Ngọc, Nguyễn Thị Ngà (xã Nà Nghịu), Hoàng Văn Chơi, Nguyễn Xuân Hùng (xã Chiềng Khoong)...

Nhằm tăng cường đầu tư vốn tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân hiệu quả hơn, Agribank Sông Mã đã xây dựng chiến lược phát triển theo các chương trình, dự án nông nghiệp, nông thôn trọng điểm, xây dựng nông thôn mới; chú trọng mở rộng đối tượng cho vay, đơn giản tối đa hồ sơ thủ tục vay, áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để ngày càng có nhiều đối tượng khách hàng là nông dân tiếp cận được vốn vay.

Đồng thời, coi trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích, như: dịch vụ Mobile Banking, BankPluss, M-Pluss; dịch vụ thẻ ATM... Triển khai mạnh các giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp với tình hình hoạt động tại địa phương; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp cận các tổ chức, cá nhân để phát hành thẻ, mở tài khoản thanh toán, triển khai các dịch vụ tại địa bàn nông thôn... Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

Ông Nguyễn Bá Thuấn, Giám đốc Agribank Sông Mã, cho biết: “Từ nguồn vốn vay đã góp phần đưa hoạt động dịch vụ nông nghiệp tại các xã được mở rộng, phát huy tối đa hiệu quả trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh. Đồng thời, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước đưa sản phẩm nông nghiệp thành hàng hóa có giá trị cao. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động của đơn vị đạt hơn 350 tỷ đồng, tổng dư nợ gần 1.000 tỷ đồng, với khoảng 3.700 khách hàng còn dư nợ (gần 100% dư nợ phát triển nông nghiệp, nông thôn)”.
Nhuệ Giang