Những chặng đường vinh quang của Hội Nông dân Việt Nam

Hội Nông dân Việt Nam Thứ năm, ngày 14/10/2021 08:00 AM (GMT+7)
Trên cơ sở hoạt động của Nông hội đỏ và phong trào cách mạng trong nước, tại Hội nghị lần thứ Nhất, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp vào tháng 10/1930 tại Hương Cảng đã ra Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương(tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay).
Bình luận 0

Sau khi Tổng nông hội Đông Dương được thành lập, theo nhiệm vụ của từng giai đoạn, tổ chức Hội hoạt động dưới những hình thức thức và tên gọi khác nhau như: "Nông hội" (từ 1937), "Việt Nam nông dân cứu quốc hội"(1941)  – một lực lượng to lớn của Mặt trận Việt Minh. 

Những chặng đường vinh quang của Hội Nông dân Việt Nam - Ảnh 1.

Năm 1941 - 1942, dưới sự lãnh đạo của Nông dân cứu quốc hội, nông dân đã đấu tranh chống thu thóc, chống nhổ lúa trồng đay, nhổ ngô trồng thầu dầu... 

Từ năm 1943, với khẩu hiệu ''Đoàn kết toàn dân đánh đuổi Nhật - Pháp'', Nông hội đã vận động nông dân tham gia mạnh mẽ vào các phong trào đấu tranh; phong trào ''Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói'' đã lôi cuốn hàng triệu nông dân vùng lên đấu tranh trực diện với kẻ thù. 

Thành công của Cách mạng tháng Tám là một minh chứng cho tinh thần, khả năng và vai trò cách mạng to lớn của giai cấp nông dân.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, miền Bắc bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh giải phóng ở miền Nam. Để có hình thức lãnh đạo phong trào nông dân phù hợp trong điều kiện kháng chiến, ngày 6/8/1949, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 02 – NQ/TW về việc thành lập Ban Nông vận Trung ương

Nhiệmvụ của Ban Nông vận Trung ương là vận động nông dân: tăng gia sản xuất, tự cấp tự túc, nuôi dưỡng bộ đội, xây dựng hợp tác xã, hoàn thành giảm tô, thực hiện giảm tức, đào tạo cán bộ và thanh toán nạn mù chữ. 

Những chặng đường vinh quang của Hội Nông dân Việt Nam - Ảnh 2.

Chủ tịch Hồ Chí Minh tham gia tát nước chống hạn cùng nông dân xã Đại Thanh, Hà Đông (nay là Hà Nội), ngày 12/1/1958. Ảnh: Tư liệu TTXVN.

Phong trào nông dân từ sau Hội nghị cán bộ nông dân toàn quốc lần thứ nhất có bước phát triển mới, toàn diện và mạnh mẽ. Ở miền Bắc, phong trào cách mạng của giai cấp nông dân và Hội Nông dân đã đóng góp quan trọng vào thắng lợi của các chiến dịch, đặc biệt góp phần làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ ngày 07/5/1954.

Ở miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị của nông dân miền Nam diễn ra  rất mạnh mẽ. Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân giải phóng miền Nam Việt Nam chính thức được thành lập và là thành viên của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, góp phần quan trọng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 25/6/1977, Ban Bí thư ra Thông báo số 16 – TB/TW về việc thành lập Ban Trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương. Ngày 25/6/1979, Ban Bí thư quyết định tách Ban trù bị Đại hội đại biểu nông dân tập thể Trung ương (nằm trong Ban Nông nghiệp Trung ương) thành một cơ quan thuộc hệ thống các đoàn thể quần chúng và dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư.

Những chặng đường vinh quang của Hội Nông dân Việt Nam - Ảnh 3.

Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Ảnh: TTXVN

Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 78 – CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Như vậy, sau nhiều năm không có tổ chức Hội (ở miền Bắc), giai cấp nông dân cả nước đã có tổ chức thống nhất từ Trung ương xuống cơ sở.

Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42 – QĐ/TƯ về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam.

Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm ngày kỷ niệm thành lập Hội Nông dân Việt Nam. (Nguồn: Trung ương Hội Nông dân Việt Nam

Nguồn: Hội Nông dân Việt Nam.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem