Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai

Vũ Hoài Thứ ba, ngày 27/04/2021 13:05 PM (GMT+7)
Nhắc đến xứ Thanh, nơi có rất nhiều món đặc sản, nhưng thật thiếu sót nếu không nhắc đến món bánh khoái tép - dân dã mà đậm đà hương quê.
Bình luận 0
Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai - Ảnh 1.

Các đĩa bánh khoái tép "sưởi ấm" cái rét và gợi về hương quê bình dị.

 Bánh khoái tép có hình dạng giống chiếc bánh xèo miền Nam nhưng mùi vị hoàn toàn khác. Giữa cái lúc thời tiết hơi se lạnh như thế này, thưởng thức một chiếc bánh khoái tép nóng hổi thì sẽ nhớ mãi.

Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai - Ảnh 2.

Nguyên liệu làm bánh. Thường được các chủ cửa hàng chuẩn bị từ sáng sớm để sẵn, khách vào chỉ việc tráng.

Nguyên liệu chính để làm bánh khoái tép là gạo tẻ. Gạo tẻ sau khi ngâm, xay nhuyễn thành bột nước. "Đồng hành" không thể thiếu cùng với gạo tẻ là các loại rau như rau cần, cải bắp, hành,… và cuối cùng là tép. Những con tép được "tuyển chọn" để làm món bánh này thường phải tươi sống, rửa sạch sẽ và rang chín. Rau cải bắp thái sợi, hành và rau cần thái khúc vừa ăn rửa sạch.

Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai - Ảnh 3.

Chiếc bánh khoái tép thêm trứng để tăng độ mềm và ngậy thơm của chiếc bánh

Bánh khoái có thể thêm trứng. Thông thường sẽ chỉ có bánh khoái tép thường. Nếu khách muốn thêm trứng sẽ gọi làm riêng.

Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai - Ảnh 4.

Những chiếc bánh đang được chuẩn bị để phục vụ các vị khách vừa đến

Thưởng thức bánh khoái ngon nhất vẫn là lúc nóng nên thông thường khách vào quán gọi rồi chủ cửa hàng sẽ tiến hành rán. Loại bánh này thường được nấu bằng chảo sâu đáy để dễ lật bánh. Cho một chút dầu ăn đều ra chảo, lấy một nắm rau thái và trộn sẵn cho vào chảo, múc một muỗng bột cho vào chảo, sau đó đậy nắp. Khoảng 1 phút, có thể lật bánh và chờ chín ngay chốc lát.

Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai - Ảnh 5.

Bà Tới cho biết thêm. Để bánh được giòn thì bột không được quá dẻo, sẽ dẫn đến bánh bị nhão, ăn mất ngon.

Bà Tới, chủ cửa hàng bánh khoái tép đã gần 10 năm tại thành phố Thanh Hóa. Vừa tất bật chuẩn bị những chiếc bánh nóng hổi cho khách, bà vừa chia sẻ: "Mỗi ngày gia đình bà bán hết khoảng 1 yến bột xay. Cả khách quen và khách mới đến đều ủng hộ. Mỗi chiếc bánh thường giá 8000 đồng/cái, thêm trứng thì 12 000 đồng/cái. Lượng khách thường đông vào buổi trưa chiều nên gia đình tôi thường mở cửa lúc 11h sáng đến 11h đêm để phục vụ khách".

Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai - Ảnh 6.

Mỗi ngày, rất đông các thực khách trở về quán thưởng thức.

Bánh khoái tép thường được ăn cùng dưa góp và mắm. Chiếc bánh nóng hổi vừa ra lò ăn kèm với các loại rau sống như xà lách và rau thơm, chấm một chút nước chấm ngon ngọt thì cảm giác rất ngon mà không hề bị ngán như các loại bánh khác.

Nghe cái tên đã thấy “khoái”, loại bánh đặc sản ăn một lại muốn ăn hai - Ảnh 7.

Bánh khoái tép Thanh Hóa. Khác với bánh xèo miền nam, bánh khoái tép xứ Thanh có màu trắng, hương vị dân dã.

Bánh khoái tép xứ Thanh được lọt top 4 sản phẩm xứ Thanh lọt top 100 món ăn và quà tặng. Nếu bạn đã ghé xứ Thanh, xin một lần dừng chân lại, thưởng thức món ăn đậm đà tình quê hương này.



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem