Mở nắp cổ mộ, sửng sốt thấy hài cốt có dương vật bọc vàng nguyên khối

Minh Nhật Thứ sáu, ngày 02/07/2021 11:11 AM (GMT+7)
Các nhà khảo cổ học ở Bulgaria đã vô cùng bất ngờ và vui sướng khi khai quật được hài cốt của một người đàn ông có địa vị cao được chôn cất với một kho báu kếch xù bao gồm nhiều vật dụng bằng vàng. Thậm chí, người đã khuất còn đeo một vỏ bọc bằng vàng nguyên khối trên dương vật.
Bình luận 0
Mở nắp cổ mộ, sửng sốt thấy hài cốt có dương vật bọc vàng nguyên khối - Ảnh 1.

Hài cốt người đàn ông đeo vỏ bọc bằng vàng nguyên khối trên dương vật.

Theo Ancient-origin, cổ mộ nói trên nằm trong một nghĩa địa thời đại đồ Đồng được phát hiện gần thành phố Varna ngày nay vào những năm 1970.

Cổ mộ trên được đánh số 43. Dù trong nghĩa địa cổ, có nhiều ngôi mộ cao cấp được phát hiện, nhưng ngôi mộ 43 vẫn đặc biệt nhất. Nằm trong ngôi mộ là bộ hài cốt, được cho là thuộc về một người đàn ông có địa vị cao khi còn sống, có thể là người lãnh đạo/cai trị trong một lĩnh vực nào đó. Các nhà khảo cổ gọi người này là Varna.

Lý do khiến các nhà khảo cổ học đưa ra kết luận như vậy là vì trong cổ mộ số 43 có rất nhiều vật dụng bằng vàng, bao gồm một quyền trượng - biểu tượng của quyền lực cai trị hoặc quyền lực tâm linh.

Đặc biệt hơn cả, Varna còn đeo một vỏ bọc bằng vàng nguyên khối bên ngoài dương vật. Tuy nhiên, đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra tên tuổi cũng như thân phận chính xác của người đàn ông này.

Chỉ có thể xác định được rằng, người đàn ông sống vào thời kỳ văn minh Varna bí ẩn đang phát triển rực rỡ. Không được biết đến rộng rãi như nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập, nhưng Varna được cho là nền văn minh tiên tiến đáng kinh ngạc, cổ xưa hơn cả 2 nền văn minh trên. Đặc biệt, Varna là nền văn minh đầu tiên được biết đến là biết chế tác các đồ tạo tác bằng vàng.

Các bằng chứng cho thấy, từ năm 4600 đến 4200 trước Công nguyên, nghề kim hoàn đã bắt đầu xuất hiện và phát triển rực rỡ ở Varna.

Hoạt động buôn bán gia tăng cho phép các nhà luyện kim tích lũy tài sản kếch xù, và rất nhanh chóng xuất hiện khoảng cách xã hội với các nhà luyện kim ở tầng lớp cao nhất, tiếp theo là các thương gia ở tầng lớp trung lưu và nông dân ở tầng lớp thấp hơn.

Những khám phá đáng kinh ngạc tại một nghĩa trang gần đó cũng cho thấy rằng Varna đã xuất hiện người cai trị hoặc người đứng đầu quyền lực.

Marija Gimbutas, một nhà khảo cổ học người Mỹ cho biết, đến cuối thiên niên kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nền văn minh Varna hùng mạnh một thời bắt đầu tan rã. Có giả thuyết cho rằng, sự sụp đổ của nền văn minh Varna là do nhiều yếu tố kết hợp bao gồm biến đổi khí hậu, biến những vùng đất canh tác rộng lớn thành đầm lầy, ao hồ cũng như sự tấn công của các chiến binh thảo nguyên.

Tuy nhiên, nền văn minh Varna  - được xem là cái nôi của nền văn minh ở châu Âu, dù bị diệt vong vẫn có ảnh hưởng lan tỏa khắp châu Âu trong hàng nghìn năm tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem