Mất bao lâu để may xong 1 chiếc long bào cho hoàng đế?

Thứ hai, ngày 07/06/2021 16:33 PM (GMT+7)
Thường thì quần áo phải giặt bằng nước mới sạch được nhưng kỳ lạ ở chỗ, áo bào của hoàng đế cổ đại bị cấm giặt bằng nước. Long bào là trang phục hoàng đế mặc hàng ngày, sao lại bị cấm giặt?
Bình luận 0

Khi xem các bộ phim kí xử của Trung Quốc và Việt Nam, ta thường thấy vua hay mặc trên mình bộ long bào. Có khi mặc đi mặc rất nhiều lần trong ngày, trong các buổi thiết triều, thậm chí mặc hàng năm. Nhìn thấy long bào như nhìn thấy một thứ độc quyền chỉ có vua mới được sở hữu. Trên long bào luôn có hình rồng tượng chưng cho sức mạnh của thiên tử đứng đầu cả nước. Dân thường đương nhiên không được phép thêu hình rồng lên áo, thậm chí không được thêu hình phượng hoàng vì chúng đều là biểu tượng độc quyền của hoàng cung.

Sống trong cung điện của nhà vua, tất tần tật trang phục từ vua chúa đến phi tần đều dùng phương pháp thêu, dệt. Long bào của hoàng đế luôn được dùng loại tơ tốt nhất để dệt nên loại vải xịn nhất. Tương truyền rằng, y phục của hoàng đế và hoàng hậu còn được dùng chỉ thêu bằng vàng thật, nhuộm với một lượng vàng nhất định để tỏa sáng lộng lẫy.

Long bào của Vua không bao giờ được giặt bằng nước chỉ vì một lý do bất ngờ - Ảnh 1.

Điều khó giống với bình thường, ở phương pháp thêu này nằm ở chỗ loại tơ tằm cũng như loại chỉ thêu bằng sợi vàng dệt nên long bào rất đặc thù. Một khi động vào nước, sợi tơ và chỉ vàng sẽ bị rửa trôi và mất đi hoàn toàn độ bóng, không còn sáng và rực rỡ như trước nữa. Vì vậy, áo long bào sẽ không bao giờ được phép giặt bằng nước không sẽ mất hết đi chất lượng vốn có của nó. Thay vào đó, họ sẽ dùng dầu thơm. Đây là phương án đơn giản nhất để khử mùi cho long bào. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoàng đế cũng thích mặc y phục có dầu thơm. Vì vậy, khi thấy một chiếc long bào cũ kĩ một tí, họ không ngại loại bỏ đi.

Bình thường sẽ mất thời gian khoảng 1 năm để sản xuất ra một chiếc long bào. Trong cung thường có tới hơn 2000 nô tỳ không phải làm gì khác ngoài việc quanh năm dệt long bào cho hoàng đế. Vì vậy, số lượng long bào của hoàng đế rất lớn, nhiều đến mức mặc xong bỏ đi ngay chứ không tái sử dụng.

Đọc qua thì có vẻ lãng phi nhưng mặc long bào cũng là một loại nghi thức độc đáo của phương Đông. Khi tiếp đón vua chúa hay sứ giả các nước khác, chiếc long bào của một vị vua cũng góp phần thể hiện trình độ văn hoá - kinh tế - giáo dục của toàn bộ đất nước. Chính thế, việc đầu tư cho long bào là vô cùng xứng đáng dù đó là một số tiền rất khổng lồ.

Mất tới 3 năm để may xong một chiếc áo

Trong triều đại phong kiến, Vua được xem là bậc chí tôn, mọi đồ dùng mà vua sử dụng đều là những đồ quý giá, độc đáo, được thiết kế riêng từ chất liệu, màu sắc đến họa tiết và bất cứ ai cũng không được phép dùng những màu sắc, chất liệu họa tiết đó. Biểu hiện rõ nhất của sự phân biệt này phải kể đến trang phục của hoàng đế Trung Quốc hay còn được gọi là Long bào.

Long có nghĩa là rồng. Bào có nghĩa là y phục, quần áo. Trong xã hội phong kiến thì rồng biểu tượng cho chân mệnh thiên tử, nên dùng để chỉ nhà vua hay còn gọi là Thiên tử (con trời). Thời phong kiến những đồ vật có hình rồng chỉ có vua mới được dùng.

Để có một chiếc áo long bào, các thợ thủ công phải mất 3 năm để hoàn thành. Thậm chí, trong khuôn viên triều đình còn có một nhà may chuyên dụng để may y phục cho nhà vua nói riêng và gia đình hoàng tộc nói chung.

Y phục hoàng tộc của người Trung Hoa với tay áo hình móng ngựa cùng cổ áo rời và nặng. Nhưng sau này, tay áo dài trở nên vướng víu trong cuộc sống nên mọi người quyết định cuốn tay áo lên, và chỉ thả tay áo xuống khi giao thiệp với một người lạ nào đó.

Đối với long bào, kiểu mẫu và đường nếp phải nhận được sự chấp thuận của hoàng đế và các vị đại thần trong triều đình trước khi được phép hoàn thành kiểu mẫu sau đó sẽ được chuyển giao đến các thợ làm lụa. Sau khi vải đã hoàn tất, một thợ thủ công sẽ cắt vải và sẽ chuyển đến một thợ may tiếp theo để hoàn tất phần thô của chiếc áo long bào. Sau cùng, chiếc áo sẽ được thêu thêm nhiều hoạ tiết cầu kì.

Trong đó phải kể tới họa tiết hình rồng. Áo long bào thường có 9 con rồng, 2 con rồng ở hai vai, 1 con rồng ở sau lưng, 1 con rồng phủ lấy phần ngực áo, 1 con rồng phủ lấy phần tà áo, 4 con rồng thứ 9 trên long bào được thêu ở bên trong vạt trước.

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia, nhà khoa học vào cuộc và tìm ra câu trả lời. Người cổ đại thường gọi các bậc đế vương cổ đại là "chân long thiên tử, cửu ngũ chí tôn". Gọi hoàng đế là "cửu ngũ" là do bởi ở số học thời cổ phân làm số âm và số dương, chẵn là âm, lẻ là dương. Trong số dương thì số 9 là lớn nhất, số 5 ở giữa. Chữ "cửu" (số 9) hài âm với chữ "cửu" (lâu dài), mang ý nghĩa trường trường cửu cửu, vạn thế vạn đại. Nhân đó mà đã dùng từ "cửu ngũ" để chỉ sự chí cao vô thượng của hoàng đế, thiên tử chính chống, vạn thọ vô cương.

Khổng Dĩnh Đạt ghi rằng: "Lời cửu ngũ, dương khí mạnh ngút trời, vì rồng ở trên trời. Hiện tượng này ví như thánh nhân có đức rồng, bay cao ở ngôi vị trên trời".

Và số 9 cũng liên quan đến Trời bởi vì theo truyền thuyết, Ngọc Hoàng Thượng Đế sinh vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch. Các bậc đế vương ngày xưa đều xem mình là Thiên Tử hay Thiên Hoàng (ở Nhật Bản), nên số 9 là con số của con Trời. Xuất phát từ điều này, "cửu ngũ" về sau được dùng để chỉ ngôi vua. Theo đó, long bào thêu 9 con rồng, tượng trưng cho hoàng đế Trung Hoa. Cũng như trong việc phân cấp quan lại ở chế độ quân chủ cũng chia ra làm 9 cấp (cửu phẩm), thấp nhất là hàng quan cửu phẩm và cao nhất là đến quan nhất phẩm.

Chỉ những loại chỉ thượng hạng mới được sử dụng để thêu long bào và thậm chí còn phải làm từ vàng thật. Hoàng đế sẽ thuê 500 thợ thủ công và thợ thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng, chỉ bạc lên áo.

Tùy vào tình hình thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay không và sẽ làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi. Những chất liệu làm long bào đều phải lựa chọn chất liệu tốt nhất, mềm mại, thoải mái như lụa, tơ, gấm… thường sẽ là những vải thượng hạng chọn từ những cống phẩm của các nước tiến cống. Hầu hết long bào sẽ có màu vàng, thêu hoạt tiết hình rồng bằng chỉ vàng, chỉ bạc, loại chỉ quý hiếm ở thời phong kiến.

PV (Theo Khoẻ và Đẹp)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem