Lễ Then: Đi từ Mường Đất lên Mường Trời

Then là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tâm linh lâu đời của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Đây cũng là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp, phản ánh mọi khía cạnh của cuộc sống, từ niềm vui, nỗi buồn đến những ước vọng, hoài bão, hướng tới những điều bình an, tốt đẹp.

Lễ Then phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái...

Các lễ Then diễn tả hành trình Thầy Then (là các Ông Then, Bà Then) đi từ Mường Đất lên Mường Trời, dâng lễ vật và cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho người dân trong đời sống, sản xuất, sức khỏe...

Clip: Lễ Then-nghi lễ đặc biệt của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Khi các Thầy Then cất tiếng hát, gảy tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình. Tùy theo mục đích mà Thầy Then sẽ bày mâm lễ và đọc lời khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau. 

Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như: Kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông... để thực hiện lễ Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà Thầy Then. Thầy Then mặc lễ phục vừa hát tiếng dân tộc mình, vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa.

img
img
img

 Với quan niệm, tiếng đàn tính là tiếng hát của thần tiên, nên tại lễ Then, cây đàn tính là nhạc cụ không thể thiếu.

Lễ Then: Đi từ Mường Đất lên Mường Trời - Ảnh 2.

Với trang phục thiên về sắc đỏ và vàng, người ta tin rằng, có thể thông thương vói Trời - Đất bằng những trang phục đặc biệt.

Thực hành Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ. Các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao kỹ năng, bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm.

Những điều kỳ bí của Lễ Then

Các nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc cho biết, đến nay, nguồn gốc của Then vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, căn cứ vào dấu vết của Then, có thể thấy đây là loại hình thực hành tín ngưỡng đã có từ lâu đời. 

Trong quan niệm dân gian, "Then" có nghĩa là "Thiên", tức là "Trời", vì thế "Then" được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại.

Clip: Hát then -Co Lùng hua bán. Sáng tác- Triệu Đường, trình bày: Hoàng Thửu. Nguồn: Bình Lưu TV.

Cùng với việc thực hành nghi lễ, các thầy Then đã kể những câu chuyện Then, phản ánh mọi mặt từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần, từ lịch sử đến các tập tục sinh hoạt của đồng bào các dân tộc. 

Tại đây, nhiều nghi lễ cổ cũng đã được thực hành, thể hiện văn hóa đậm chất nguyên thủy của một số đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam.


img
img
img

Nghi lễ nhập đồng cũng được thể hiện trong lễ Then.

Có thể nói, Then là sản phẩm sáng tạo của rất nhiều thế hệ và đã trở thành sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái. 

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, thậm chí một thời gian dài Then bị cấm thực hành bởi quan niệm đây là hoạt động mê tín dị đoan, song các nghi lễ gắn với Then vẫn luôn có sức sống mãnh liệt trong đời sống của đồng bào, đồng thời cũng là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

img
img
img
img

Hiện nay, thực hành Then đang được nhiều địa phương các tỉnh miền núi phía Bắc phục dựng, phát triển, nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số và đáp ứng đời sống tinh thần của người dân địa phương...

Lễ Then: Đi từ Mường Đất lên Mường Trời - Ảnh 7.

Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tày, Nùng, Thái...Then là một kho tàng quý báu, chứa đựng trong đó những giá trị văn học nghệ thuật ngàn đời của ông cha. Then là một không gian văn hóa tộc người, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian đa dạng, vừa phản ánh, mô tả, vừa gửi gắm nhắn nhủ tâm sự trong cuộc sống của thế hệ tiền nhân...

Thực hiện: Phạm Quốc Dũng

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem