Làng “nguyên thủy” giữa vùng Tây Bắc (Kỳ 3): Từ bản đặc biệt khó khăn đến tiềm năng phát triển

Văn Ngọc Thứ năm, ngày 03/06/2021 06:00 AM (GMT+7)
Bên cạnh vẻ đẹp nguyên sơ, có tiềm năng phát triển du lịch, ít ai biết, 2 bản Tà Số là bản đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu (Sơn La). Với 100% là đồng bào Mông, canh tác sản xuất theo lối mòn. Nhưng 5 năm trở lại đây, bằng những đường hướng cụ thể, điều kiện kinh tế đã tiến bộ rất nhiều.
Bình luận 0

Làng “nguyên thủy” giữa vùng Tây Bắc ( Kỳ 3) Từ bản đặc biệt khó khăn đến thoát nghèo

Từ bản đặc biệt khó khăn đến tiềm năng phát triển

Với 100% người dân là đồng bào Mông, canh tác sản xuất nhiều năm theo lối truyền thống cùng lắm chỉ giúp người dân đỡ được bữa no, bữa đói. Trước thời điểm về đích Nông thôn mới năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của 2 bản luôn duy trì từ 30-40%.

Làng “nguyên thủy” giữa vùng Tây Bắc ( Kỳ 3) Từ bạn đặc biệt khó khăn đến thoát nghèo - Ảnh 2.

Với phương châm cầm tay chỉ việc, mỗi một hộ nghèo trong bản nói riêng và trong xã nói chung đều được ít nhất một cán bộ xã quan tâm, giúp đỡ. Cán bộ xuống với dân để nắm tâm tư, nguyện vọng, rồi cùng dân nghĩ cách vượt khó, làm giàu.

Làng “nguyên thủy” giữa vùng Tây Bắc ( Kỳ 3) Từ bạn đặc biệt khó khăn đến thoát nghèo - Ảnh 3.

Năm 2015, cả tỉnh Sơn La có chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc. Đây đã thực sự trở thành một phong trào phát triển kinh tế mạnh mẽ trên mọi mảnh đất ở Sơn La, trong đó có xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu. Chính quyền địa phương cũng xác định, đây là cơ hội cho người nghèo vươn lên. Vì vậy, ngoài cung cấp cây giống cho các hộ dân, chính quyền địa phương còn tuyên truyền, vận động cho nhiều hộ nghèo tiếp cận với các nguồn vốn vay, hỗ trợ sản xuất. Tất cả cán bộ xã đều được trang bị đầy đủ kiến thức về trồng trọt.

Làng “nguyên thủy” giữa vùng Tây Bắc ( Kỳ 3) Từ bạn đặc biệt khó khăn đến thoát nghèo - Ảnh 4.

Còn toàn xã Chiềng Hắc, giờ đây hộ nghèo chỉ chiếm tỷ lệ 3,7%. Sản xuất nông nghiệp cùng phát triển du lịch đang trở thành 2 ngành mũi nhọn mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương. Chỉ trong vòng 5 năm, nếu như không có đường lối đúng đắn và quyết tâm cao như thời gian qua của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với trách nhiệm của từng cán bộ đảng viên, tất cả có lẽ vẫn sẽ mãi chỉ dừng lại ở tiềm năng.

Hang Táu giờ đây được biết đến như một ngôi làng "nguyên thủy" giữa đại ngàn. Vẻ đẹp nguyên sơ và bình dị giống như cô gái Mông khiến cho nơi đây có một sức hút lạ kỳ. Khi cái đói, cái nghèo đã dần xa, những bản làng nơi cao nguyên Mộc Châu như được khoác lên mình một sức sống mới với màu xanh của cây trái, tô điểm những sắc màu rực rỡ từ những bộ trang phục truyền thống của đồng bào nơi đây.  

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem