Làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường?

Bảo Yến (ghi) Thứ năm, ngày 25/03/2021 08:43 AM (GMT+7)
"Thời gian gần đây, khi học sinh trở lại trường học sau thời gian học online vì dịch Covid -19 thì một tình trạng đáng buồn là xảy ra nhiều vụ bạo lực học đường với những hệ quả đáng tiếc. Làm sao để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng này?" - Bạn đọc Lê Thị Kim Oanh (Hải Hậu, Nam Định).
Bình luận 0
Làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường? - Ảnh 1.

TS Hoàng Trung Học (ảnh) - chuyên gia tâm lý học trường học, Trưởng khoa Tâm lý - Giáo dục, Học viện Quản lý Giáo dục chia sẻ: 

Qua theo dõi nhận thấy, các nhà trường đang xử lý các vụ bạo lực học đường theo đúng quy định được hướng dẫn, đảm bảo yêu cầu quản lý đối với hành vi này. Nhìn ở phương diện này, có thể nói nhà quản lý giáo dục đang làm tròn vai, đúng trách nhiệm của mình. 

Tuy nhiên, đối với hành vi bạo lực, nếu chỉ chú trọng vào khâu xử lý thì không thể giải quyết được mục tiêu kiểm soát bạo lực.

Bạo lực học đường khi đã xảy ra sẽ để lại hệ lụy nghiêm trọng không chỉ cho học sinh bị bạo lực mà còn cho cả học sinh gây ra bạo lực và đặc biệt là môi trường học đường. 

Vì vậy, cần lấy công tác "phòng ngừa" và "can thiệp sớm" làm trọng tâm. Việc can thiệp chuyên sâu và xử lý hành chính chỉ là bước cuối cùng, và về cơ bản thường để lại nhiều hệ lụy.

Mặc dù vậy, công tác phòng ngừa, phát hiện sớm để can thiệp ngay ở mức nguy cơ thường đòi hỏi tâm huyết thật sự, sự nỗ lực cao của gia đình, nhà trường, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.

Làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường? - Ảnh 2.

Hạn chế bạo lực học đường cần sự chung tay của gia đình, nhà trường, thầy cô (ảnh minh họa). Ảnh: T.L

Trong lý thuyết tâm lý học trường học, các vụ bạo lực học đường sẽ phòng ngừa và có hiệu quả đối với 80% học sinh.

Trong lý thuyết tâm lý học trường học, các vụ bạo lực học đường sẽ phòng ngừa và có hiệu quả đối với 80% học sinh. 

Tiếp theo, 15% học sinh bộc lộ nguy cơ bạo lực cao, thầy/cô cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, làm giảm nguy cơ bạo lực.

Chỉ còn khoảng 5% vụ bạo lực có thể bùng phát, thầy/cô và cha/mẹ cũng hoàn toàn có thể kiểm soát và xử lý theo hướng tích cực, không để lại những hệ lụy tiêu cực như hiện nay.

Để làm được việc đó, giáo viên phải thực sự nhạy cảm về mặt giáo dục, đủ gần gũi học sinh để nắm được tâm tư nguyện vọng của em, đủ nhạy cảm để cảm nhận được những nguy cơ bạo lực đang hiện hữu với học trò của mình. 

Thầy cô cần tiếp tục dành sự quan tâm, tâm huyết cho học sinh. Nó không thể được đo đạc bằng thời gian của những giờ lên lớp, bằng hoạt động giáo dục đóng kín trong nhà trường, mà đó thực sự là sự "thao thức" với nghề giáo.

Với bậc phụ huynh, không bỏ mặc con cái cho nhà trường, cần đồng hành cùng con để thấu hiểu và đánh giá được nguy cơ, kết hợp một cách khoa học cùng giáo viên, từ đó triệt tiêu tác nhân gây xảy ra hành vi bạo lực.

Nhà trường cần thúc đẩy hoạt động phòng Tư vấn học đường với lực lượng chính là chuyên gia tâm lý chuyên trách. Khi lực lượng này được biên chế trong nhà trường, nhiều vấn đề tâm lý của học sinh và hoạt động giáo dục trước nay chưa giải quyết được sẽ được giải quyết.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem