Kỳ đà dễ nuôi, dễ giàu to

Thứ năm, ngày 01/03/2012 19:24 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Về những loài vật nuôi sẽ tiến hành trong mùa hè này, theo tôi cần phải nhắc tới kỳ đà. Có ăn mới biết, thịt kỳ đà còn ngon hơn cả thịt cá sấu nhưng... đắt quá!
Bình luận 0

Rõ ràng, ai có nhiều kỳ đà vào lúc này thì rất dễ giàu to. Nếu ta nắm vững các đặc tính của nó thì việc nuôi sẽ rất dễ dàng.

img
 

Cơ sở nuôi kỳ đà của chị Tâm ở xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng có tới 270 con. Con lớn cũng phải 4kg, giá hiện từ 380.000 - 400.000 đồng/kg. Tôi gọi điện cho anh Đặng Văn Hạnh ở Đà Nẵng. Anh cho biết, anh cũng đã có đủ giống để cấp cho bà con. Vì vậy, chúng ta có thể an tâm bàn tới việc nuôi kỳ đà.

Kỳ đà là loài hoang dã. Nó thường sống ở những vùng rừng rú gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, các cù lao, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá. Cũng có con đào hang hoặc chiếm dụng hang của các loài khác để làm tổ.

Kỳ đà là loài ăn thịt. Trong tự nhiên, chúng thường bắt chuột, bọ, ếch, nhái, rắn, lươn, cá, thằn lằn... để ăn. Đôi khi, chúng còn mò cả vào các nhà ven rừng để tìm bắt gà con, vịt con. Tuy nhiên, thức ăn thích nhất đối với nó lại là xác động vật đã chết và bốc mùi. Nó rất thích ăn trứng thối và cá đã ươn, đặc biệt giống với rắn hổ mang ở chỗ rất thích ăn cóc.

Tập tính của kỳ đà là hoạt động vào ban đêm. Cứ đêm nó mới mò đi kiếm ăn, còn ngày thì ngủ. Nó leo trèo cũng giỏi. Trông kỳ đà nặng nề như vậy nhưng khi rượt đuổi con mồi, nó cũng chạy rất nhanh.

Giống với nhiều loài bò sát khác, kỳ đà có khả năng nhịn đói nhiều ngày. Tuy nhiên, khi bắt được mồi, nó sẽ ăn ngấu nghiến để tích lũy cho những ngày không có thức ăn. Vì vậy khi nuôi, ta có thể cho kỳ đà ăn 2-3 ngày/lần.

Kỳ đà cũng có khả năng biến đổi màu da để thích ứng với môi trường. Trong tự nhiên, nếu nó đứng yên hoặc bám chặt trên cây, ta rất khó phát hiện.

Để nuôi kỳ đà, ta nên xây bể. Xung quanh bể có ngăn tầng ở bên trong và nhô ra khoảng 1m. Kỳ đà thích tối nên nó hay rúc sâu vào bên trong. Bể nên có nền dốc 3o. Ở phía sâu nên làm một bể chìm đủ để cho nó bơi lội xuống tắm táp. Góc trong cùng nên có lỗ thoát và có van ở bên ngoài tháo nước. Tường phải đủ cao để kỳ đà không thoát được ra ngoài.

Kỳ đà ăn thịt nên việc lo thức ăn phải có kế hoạch từ trước. Ngoài các nguồn thực phẩm như đã nói ở trên, bạn nên tìm cóc cho nó ăn. Tốt nhất, nên tổ chức trại nuôi cóc và ếch để làm nguồn thức ăn cho kỳ đà.

Về con giống, bạn có thể liên hệ với anh Đặng Văn Hạnh (ở Đà Nẵng) qua số điện thoại: 0976.315.231.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem