Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle

Linh Quyên (Platinum-heritage, Atlasobscura) Thứ năm, ngày 08/04/2021 06:56 AM (GMT+7)
Khu vực Trung Đông và Bắc Phi là điểm đến hút khách du lịch về văn hoá truyền thống, về ẩm thực và đặc biệt là loài nấm cục quý hiếm được ví như "kim cương sa mạc".
Bình luận 0
Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 1.

Các tín đồ du lịch đều biết rằng nếm thử các món ăn địa phương cũng là một cách thú vị để tìm hiểu văn hóa và lịch sử tại các điểm đến. (Ảnh: platinum-heritage)

Nấm cục sa mạc quý hiếm được "săn lùng" từ thời xa xưa

Một trong những nguyên liệu tạo nên các món ngon thuộc loại quý hiếm ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi là desert truffle (nấm cục sa mạc), vốn được ví như "kim cương của sa mạc" hoặc "quà tặng của Trời".

Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 2.

Một nguyên liệu quý hiếm góp phần tạo nên những món ngon đặc biệt của vùng Trung Đông là nấm cục sa mạc. (Ảnh: platinum-heritage)

Nấm cục sa mạc là một họ nấm cục đặc hữu của các vùng khô cằn và bán khô hạn ở khu vực Địa Trung Hải, Bắc Phi và Trung Đông. Chúng sống trong mối liên hệ giữa các loài nấm rễ với loài Helianthemum (loài thực vật có hoa trong họ Nham Mân Côi). Các sợi nấm gắn bó với rễ cây để chia sẻ chất dinh dưỡng từ đất và cũng có khả năng để đổi lấy đường sucrose có trong cây xanh thông qua quá trình quang hợp của cây.

Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 3.

Những người đi đào nấm cục sa mạc chỉ mang theo công cụ đơn giản như thế này. (Ảnh: Reuters)

Con người đã biết đến nấm cục sa mạc từ thời xa xưa, nhưng phải đến thế kỷ 17 nấm cục sa mạc mới được dùng phổ biến hơn. Song do giá thành quá đắt đỏ nên chúng chỉ xuất hiện trên bàn ăn tối ở các gia đình quý tộc hoặc được các quý ông đào hoa đãi những người đẹp được "sủng ái".

Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 4.

Sau khi được thu hoạch, nấm cục sa mạc được đóng vào thùng. (Ảnh: Reuters)

Trên toàn thế giới được cho là có khoảng 70 loại nấm cục, trong đó 32 loại thường được tìm thấy ở châu Âu. Còn lại được tìm thấy chủ yếu ở Bắc Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria và Kuwait.

Nấm cục sa mạc tuy cũng là loại thuộc họ Nấm và có "họ hàng xa" với nấm cục châu Âu, nhưng có giá thành đắt hơn và mùi cũng hăng hơn nên ít bị nhầm lẫn với nấm cục châu Âu.

Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 5.

Thực khách thưởng thức món ngon chế biến từ nấm cục sa mạc tại nhà hàng Beit al-Hatab ở Samawa, Iraq. (Ảnh: Reuters)

Mùi đặc trưng của nấm cục sa mạc hơi giống với mùi của các "chú ỉn" phát ra để khêu gợi "bạn tình". Có lẽ vì vậy mà người dân một số nơi (không phải theo đạo Hồi) sử dụng lợn cái và chó được huấn luyện để tìm kiếm loại nấm quý được cho là có hàm lượng protein cao và ít chất béo, cung cấp nguồn năng lượng rất tốt cho người dùng này.

Truyền thuyết lý thú về sự hình thành nấm cục sa mạc

Theo một truyền thuyết của tộc người Bedouin sống bán du mục ở Bắc Phi và bán đảo Arab, giông bão và sấm chớp được cho là những chất xúc tác để hình thành nên loại nấm cục sa mạc vốn chỉ mọc trong tự nhiên. Người Bedouin cũng tin rằng số lượng và kích thước của nấm cục sa mạc phụ thuộc vào tần suất và cường độ của mưa vốn rất ít trên sa mạc.

Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 6.

Bé Salma Mohsen, 10 tuổi khoe một cây nấm cục sa mạc. (Ảnh: Reuters)

Các nhà khoa học nghiên cứu nấm cục sa mạc mô tả chúng "rất hấp dẫn và bí ẩn", đặc biệt là khả năng thích nghi của chúng ở một số nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. Còn những người khác nói chung rất tò mò về những "bí mật ẩm thực" liên quan tới loại nguyên liệu đắt như kim cương này.

Hiện nay cũng có các loại nấm cục sa mạc được trồng ở khu vực Bắc Phi và các quốc gia vùng Vịnh, nhưng nấm cục nguyên bản mọc tự nhiên trên sa mạc vẫn được săn lùng bởi các món ngon chế biến từ nấm cục sa mạc không dễ tìm và giá luôn rất cao.

Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 7.

Nấm cục sa mạc ở Syria được người dân gọi là "quà tặng của Trời". (Ảnh: raseef22)

Bởi thế vẫn có không ít người dân tại các khu vực sa mạc Trung Đông và Bắc Phi do nghèo đói, phải mạo hiểm tìm kiếm và thu hái nấm sa mạc bất chấp các nguy cơ như gặp thú dữ, "dính" bom đạn hoặc thậm chí bị bắt cóc, bị sát hại tại những vùng gần nơi có chiến sự như Iraq, Syria ...

Khám phá hành trình săn lùng “kim cương sa mạc” desert truffle - Ảnh 8.

Loại cây bụi hoa hồng đá này được coi là một dấu hiệu cho thấy bên dưới đất có thể mọc nấm cục sa mạc. (Ảnh: mindenpictures)

Tìm kiếm nấm cục sa mạc không hề dễ dàng. Đầu tiên là cần xác định đúng vị trí có nấm trong địa hình khô cằn và nắng nóng.

Nấm cục phát triển từ các bào tử cực nhỏ dưới bề mặt của đất cát. Manh mối có thể là các vết nứt bên trên báo hiệu nấm sắp nhô lên mặt đất, hay sự hiện diện của một loài cỏ được người Bedouin gọi là Aneyd, hoặc loại cây bụi được gọi là hoa hồng đá, hoa nắng, cây sương sáo…


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem