dd/mm/yyyy

Hết dịch tả lợn châu Phi, bao giờ được tái đàn?

Theo quy định của ngành nông nghiệp, thời điểm tái đàn sau dịch là 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.

Thời điểm tái đàn

Hiện nay, theo quy định của Bộ NNPTNT, thời điểm tái đàn sau dịch là 30 ngày kể từ khi tiêu hủy lợn hoặc sản phẩm lợn bị nhiễm bệnh và đã thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, cơ sở từng bước nuôi tái đàn với số lượng khoảng 10% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Sau 30 ngày hết dịch, có thể tái đàn nhưng chỉ được 10% tổng đàn. tư liệu
Sau 30 ngày hết dịch, có thể tái đàn nhưng chỉ được 10% tổng đàn. tư liệu

Sau khi nuôi tái đàn được 30 ngày, thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm, nếu tất cả các mẫu xét nghiệm đều âm tính với bệnh dịch tả lợn Châu Phi, khi đó mới nuôi tái đàn với số lượng có thể lên đến 100% tổng số lợn có thể nuôi tại cơ sở.

Các địa phương phải tăng cường chỉ đạo chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt; xây dựng cơ sở, chuỗi cơ sở và vùng an toàn dịch bệnh.

Định kỳ tổ chức vệ sinh, khử trùng, tiêu độc tại các khu vực chăn nuôi, các chợ, điểm buôn bán, giết mổ lợn và các sản phẩm của lợn bằng vôi bột hoặc hóa chất; hằng ngày thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc sau mỗi buổi họp chợ, mỗi ca giết mổ lợn; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đối với người, phương tiện ra vào khu vực chăn nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi, vệ sinh phòng dịch.

Nguyên tắc vệ sinh, khử trùng tiêu độc

Người thực hiện khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động phù hợp.

Trước khi phun hóa chất sát trùng phải làm sạch đối tượng khử trùng tiêu độc bằng biện pháp cơ học (quét dọn, cạo, cọ rửa).

Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.

Hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
Vôi bột, vôi tôi, nước vôi, xà phòng, nước tẩy rửa.

Đối tượng vệ sinh, khử trùng tiêu độc:

Thực hiện khử trùng tiêu độc tại địa phương gồm: cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, hộ gia đình có chăn nuôi lợn, cơ sở sản xuất lợn giống, cơ sở giết mổ lợn, cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn, chợ buôn bán lợn và sản phẩm của lợn, địa điểm thu gom lợn và sản phẩm của lợn để buôn bán, kinh doanh, nơi cách ly kiểm dịch lợn và sản phẩm của lợn, khu vực chôn lấp, xử lý, tiêu hủy lợn và sản phẩm của lợn nhiễm, nghi nhiễm mầm bệnh; khu vực thu gom, xử lý chất thải của lợn; Trạm, chốt kiểm dịch động vật, chốt kiểm soát ổ dịch, phương tiện vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn.

Hướng dẫn người chăn nuôi, thú y cơ sở tăng cường theo dõi, giám sát đàn lợn; nếu phát hiện lợn bệnh, nghi mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, lợn chết không rõ nguyên nhân hoặc lợn, sản phẩm của lợn nhập lậu, nghi nhập lậu, không rõ nguồn gốc lập tức báo ngay lực lượng chức năng để chẩn đoán, xét nghiệm bệnh; cần tập trung đối với đàn lợn tại vùng bị dịch uy hiếp hoặc vùng giám sát.

P.V