Hà Nội: 22 sản phẩm huyện Hoài Đức được xếp hạng OCOP 3 và 4 sao đợt 1/2021

Bình Minh Thứ ba, ngày 02/11/2021 19:13 PM (GMT+7)
22 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Hoài Đức đợt 1 năm 2021 đều đạt tiêu chí trình UBND TP Hà Nội công nhận sản phẩm 3 sao và 4 sao.
Bình luận 0

Sáng 2/11, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 1 năm 2021 đối với huyện Hoài Đức.

Tham gia chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 của huyện Hoài Đức có 8 chủ thể với 22 sản phẩm gồm: Rau, củ, quả tươi; đồ ăn nhanh; sản phẩm chế biến từ rau, củ, quả, gạo; sản phẩm thủ công mỹ nghệ...

Hà Nội: 22 sản phẩm huyện Hoài Đức được xếp hạng OCOP 3 và 4 sao đợt 1/2021 - Ảnh 1.

Sáng 2/11, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP lần 1, đợt 1 năm 2021 đối với huyện Hoài Đức.

Các chủ thể tham gia chương trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2021 của huyện Hoài Đức gồm: Hộ kinh doanh Huyền Thăng tham gia đánh giá sản phẩm giò chả, xúc xích, dăm bông; hộ kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Khuê Food dự thi sản phẩm bột sắn dây; hộ kinh doanh Đỗ Danh Trí các sản phẩm phở, bún, gạo lứt; hộ kinh doanh Hoàng Hường sản phẩm mật ong thiên nhiên; Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Kinh doanh thương mại tổng hợp Dương Liễu với bộ sản phẩm "Tranh thêu tứ bình"; Hợp tác xã Nông nghiệp Tiền Lệ với rau an toàn; Công ty cổ phần Thái Dương với sản phẩm bánh kẹo; Công ty TNHH Trí Đức: Tinh dầu gừng, nước gừng xay, gừng tươi.

Tại Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, năm 2020, TP đã đánh giá phân hạng được 1.054 sản phẩm OCOP, của 216 chủ thể. Trong đó, có 4 sản phẩm được Bộ NNPTNT công nhận là sản phẩm 5 sao; 13 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 731 sản phẩm 4 sao và 306 sản phẩm 3 sao, qua đó đã giải quyết và tạo việc làm cho hơn 5.000 lao động ở nông thôn.

Hà Nội: 22 sản phẩm huyện Hoài Đức được xếp hạng OCOP 3 và 4 sao đợt 1/2021 - Ảnh 2.

Sản phẩm bột sắn dây xứ Đoài của cơ sở kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Khuê Food.

Ông Mỹ thông tin, trong giai đoạn 2021-2025, TP sẽ đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Trong đó xác định phấn đấu có thêm 2.000 sản phẩm OCOP chứng nhận đạt từ 3 sao trở lên.

Theo đó, mỗi huyện, thị xã xây dựng ít nhất một trung tâm thiết kế, sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP làng nghề. Để thực hiện mục tiêu trên, trong năm nay thành phố phấn đấu đánh giá được 400 sản phẩm OCOP, đến nay các quận, huyện, thị xã đăng ký được 541 sản phẩm.

Cũng tại Hội nghị, Giám đốc Sở NNPTNT TP, đề nghị các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP bám sát các tiêu chí đã được quy định để đánh giá sản phẩm một cách khách quan, công bằng. Các thành viên đánh giá cần xem xét hồ sơ nghiên cứu các tiêu chí liên quan đến sở, ngành của mình để tham gia, đóng góp ý kiến bổ sung cho các chủ thể những nội dung còn thiếu.

Hà Nội: 22 sản phẩm huyện Hoài Đức được xếp hạng OCOP 3 và 4 sao đợt 1/2021 - Ảnh 3.

Hiện nay HTX rau Tiền Lệ đang quản lý 46ha trồng rau theo quy trình an toàn VietGAP với 500 hộ tham gia, mỗi hộ có từ 2 - 3 sào. Ước tính, thu nhập từ trồng rau theo chuẩn VietGAP đạt 600 triệu đồng/ha/năm.

Đối với, các chủ thể, đơn vị tư vấn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ chứng minh sản phẩm mẫu để hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chất lượng.

Bà Đỗ Thị Nhung, chủ cơ sở kinh doanh nông sản thực phẩm Minh Khuê Food chia sẻ: "Cơ sở của tôi chuyên sản xuất – chế biến tinh bột sắn dây cao cấp; các sản phẩm từ bột sắn dây như miến sắn dây và phân phối các sản phẩm nông sản thực phẩm khô như: Miến dong, bún phở khô, đỗ, lạc và các loại bánh, trái, đặc sản địa phương".

"Với phương trâm Sạch từ vùng nguyên liệu” Minh Khuê Foood, cũng như được tham gia Chương trình OCOP, chúng tôi mong muốn sản phẩm của mình được nhiều khách hàng biết tới sản phẩm bột sắn dây chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm", bà Nhung nói.

Hà Nội: 22 sản phẩm huyện Hoài Đức được xếp hạng OCOP 3 và 4 sao đợt 1/2021 - Ảnh 4.

Tại Hội nghị, đã có 22 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Hoài Đức đợt 1 năm 2021 đều đạt tiêu chí trình UBND thành phố công nhận sản phẩm 3 sao và 4 sao.

Còn ông Nguyễn Văn Hào, Giám đốc HTX rau Tiền Lệ cho hay, HTX đang quản lý 46ha trồng rau theo quy trình an toàn VietGAP với 500 hộ tham gia, mỗi hộ có từ 2 - 3 sào. Ước tính, thu nhập từ trồng rau theo chuẩn VietGAP đạt 600 triệu đồng/ha/năm.

Vụ đông 2021 - 2022, Hợp tác xã tập trung gieo trồng các loại rau bắp cải, su hào, cà chua... So với các vụ khác, do thời tiết khắc nghiệt, có thời điểm rét đậm, rét hại kéo dài nên vụ đông canh tác khó. Hơn nữa, những năm gần đây, giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao. Hiện, giá phân bón tăng 30 - 40% so với đầu năm.

Tại Hội nghị, đã có 22 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Hoài Đức đợt 1 năm 2021 đều đạt tiêu chí trình UBND thành phố công nhận sản phẩm 3 sao và 4 sao.

Theo ông Nguyễn Văn Chí - Phó chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối NTM TP Hà Nội, Hội đồng đánh giá, phân hạng cũng xác định 2 nội dung quan trọng: "Thứ nhất, sau khi sản phẩm đã được công nhận thì sản phẩm duy trì, phát triển ra sao? Chúng tôi sẽ tổ chức những đoàn kiểm tra các chủ thể để xem các chủ thể có thực hiện nghiêm các yêu cầu không? Những chủ thể nào mà vi phạm thì chúng tôi tham mưu báo cáo Thành phố thu hồi lại giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Thứ hai là vấn đề tiêu thụ sản phẩm, chúng tôi cũng xác định đây là vấn đề trọng tâm. Việc công nhận sản phẩm OCOP là cơ hội để các chủ thể phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương đồng thời nâng cao thu nhập ở nông thôn, thúc đẩy phát triển chương trình xây dựng NTM.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem