Giá nông sản hôm nay 5/9: Cà phê tuần qua tăng 100 đồng/kg; hồ tiêu vẫn nối dài đà giảm

05/09/2021 07:19 GMT+7
Giá nông sản hôm nay 5/9 ghi nhận, cà phê giao dịch trong khoảng 39.200 - 40.100 đồng/kg, tuần này mặt hàng này tăng trung bình 100 đồng/kg; hồ tiêu hôm nay vẫn nối dài đà giảm.

Giá cà phê hôm nay: Tuần này trung bình tăng 100 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay 5/9 giao dịch trong khoảng khoảng 39.200 - 40.100 đồng/kg. Tuần này giá cà phê tăng trung bình 100 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.200 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.000 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.000 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 39.900 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.000 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 39.900 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 39.900 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm giữ nguyên so với cùng thời điểm hôm qua. Tổng hợp tuần này, giá cà phê tăng trung bình 100 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, tại Tanzania, các cuộc đấu giá cà phê cho niên vụ 2021 - 2022 do Tanzania Coffee Board (TCB) thực hiện đã bắt đầu vào ngày 12/8 vừa qua và hiện diễn ra vào các ngày thứ Năm hàng tuần.

Ông Frank Nyarusi, Giám đốc Quản lý Chất lượng và Kinh doanh của TCB, cho biết: “Đến cuối vụ, sẽ có ít nhất 25 cuộc đấu giá được tổ chức tại các vùng trồng cà phê khác nhau trong cả nước”.

Các điểm đấu giá, chủ yếu dành cho cà phê robusta, gồm: Songwe (cho các khu vực cao nguyên phía Nam), Mbinga (cho khu vực đồng bằng phía Nam), Moshi (cho khu vực phía Bắc) và Bukoba (cho khu vực ven hồ).

Giá nông sản hôm nay 5/9: Giá cà phê tuần qua giảm 100 đồng/kg; hồ tiêu vẫn nối dài đà giảm - Ảnh 1.

Giá cà phê trong nước hôm nay 5/9 giao dịch trong khoảng khoảng 39.200 - 40.100 đồng/kg. Tuần này giá cà phê tăng trung bình 100 đồng/kg.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, nông dân được tự do bán sản phẩm của mình trong bất kỳ cuộc đấu giá nào bất kể khu vực họ sinh sống.

Theo ông, sản lượng cà phê của Tanzania năm nay dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục là 65.000 tấn, trong đó có 35.000 tấn là cà phê arabica và 30.000 tấn là cà phê robusta.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống hàng đầu của Tanzania, góp phần tạo ra nguồn thu nhập lớn từ nước ngoài. Ngoài ra còn có các mặt hàng khác là bông, vải sisal, đinh hương và chè.

Theo Ngân hàng Trung ương Tanzania (BoT), trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2021, giá trị xuất khẩu truyền thống của quốc gia Đông Phi này đạt 578,4 triệu USD, thấp hơn so với mức 995,9 triệu USD so với năm trước đó.

Trong đánh giá kinh tế hàng tháng vào tháng 7, BoT cho biết, sự sụt giảm đã được quan sát ở tất cả các loại cây trồng xuất khẩu truyền thống, song điển hình nhất là cà phê và vải sisal, trang allAfrica đưa tin.

Giá tiêu hôm nay: Vẫn nối dài đà giảm

Tại thị trường trong nước, giao dịch vẫn trầm lắng vì Covid-19. Sản xuất ngưng trệ, xuất khẩu bị gián đoạn. Các đại lý và công ty xuất khẩu đẩy giá tiêu mua vào xuống vì nhu cầu thấp.

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ, giao dịch ở mức từ 73.000 - 77.000 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 73.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (73.500 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (74.500 đ/kg); Bình Phước (75.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 77.000 đ/kg.

Theo KT&ĐT, sau vài ngày điều chỉnh giảm, hiện giá tiêu tại khu vực Tây Nguyên giảm 1.500 đồng/kg, tại khu vực Đông Nam Bộ giảm 1.000 - 1.500 đồng/kg so với đầu tháng.

Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Việt Nam giữ nguyên cùng hầu hết các quốc gia khác. Duy chỉ có giá tiêu xuất khẩu của Indonesia tăng nhẹ trong những ngày qua.

Với thị trường trong nước, giao dịch vẫn trầm lắng vì Covid-19. Sản xuất ngưng trệ, xuất khẩu bị gián đoạn. Các đại lý và công ty xuất khẩu đẩy giá mua vào xuống vì nhu cầu thấp.

Đông Nam bộ và Tây Nguyên là 2 vùng trọng điểm phát triển cây tiêu của cả nước. Hiện nay, dù diện tích cây tiêu giảm nhưng cả nước vẫn còn 130.000ha, quá lớn so với quy hoạch của ngành nông nghiệp với chỉ 50.000ha.

Riêng 4 tỉnh Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu quy hoạch 29.500ha, nhưng diện tích thực tế đã trên 52.500ha. Dù diện tích cây tiêu thực tế đã vượt xa diện tích quy hoạch, nhưng do giá tiêu năm nay tăng nên người dân lại tiếp tục trồng mới.

Tuy vậy, theo ghi nhận, việc trồng mới không ồ ạt như trước. Đa phần nông dân có "kinh nghiệm xương máu", nên mở rộng diện tích trồng tiêu sẽ chú trọng các vấn đề kỹ thuật, sản xuất theo hướng hữu cơ, liên kết hợp tác xã nhiều hơn.

Vụ mùa vừa qua, sản lượng hồ tiêu tiếp tục có một năm suy giảm. Nguyên nhân do nông dân bỏ bê nhiều năm dẫn đến năng suất kém.

Cho nên với diễn biến hiện tại có thể thấy lượng tiêu giá rẻ trong dân tồn từ các năm trước đã cạn kiệt. Diện tích hồ tiêu trồng mới được hy vọng bù đắp lại nguồn cung thiếu hụt trong các năm tới.

Trên thị trường thế giới, theo Antaranews, giá tiêu trắng ở phía Tây Kalimantan (Borneo, Indonesia) tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng. Hiện tại, mức giá đã đạt 76 nghìn Rupiah/kg (tương đương khoảng 5,2 USD/kg). Con số này tăng gần 100% so với khảo sát trước đó.

Việc giá tiêu trắng tăng là tín hiệu đầy tích cực đối với nông dân quốc gia này trong bối cảnh kinh tế bất ổn vì dịch bệnh. Giá tiêu nội địa tăng còn do giá xuất khẩu của Indonesia tăng trong thời gian gần đây.


PV
Cùng chuyên mục