Đồng Nai: Rừng sâu ở đây có gì mà kiểm lâm bỏ ăn tết, ngày đêm tuần tra?

Nha Mẫn Thứ hai, ngày 08/02/2021 06:12 AM (GMT+7)
Chúng tôi đã theo dấu chân thầm lặng của những cán bộ kiểm lâm đang ngày đêm canh giữ rừng, canh giữ lá phổi xanh cho Đồng Nai để hiểu thêm nhiệm vụ khó khăn mà các anh đang thực hiện.
Bình luận 0

Dịp Tết là lúc người người, nhà nhà được đoàn tụ trong ngôi nhà ấm cúng để cùng nhau đón năm mới, sum họp bên nhau. Nhưng ở đây có những người không có tết, miệt mài làm việc xuyên ngày đêm để gìn giữ "lá phổi xanh" với những loài cây gỗ quý, đó là những cán bộ kiểm lâm đang làm việc tại khu vực rừng phòng hộ Tân Quý. 

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 1.

Để hiểu thêm về công việc của các anh, những ngày giáp Tết, chúng tôi đã có mặt tại rừng phòng hộ Tân Phú (xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) để có thể trải nghiệm cùng các anh trong việc giữ rừng.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 2.

Rừng phòng hộ Tân Phú là nơi đang bảo vệ hàng trăm loài động thực vật quý hiếm, cây gỗ quý, trong đó có cây trắc, loại gỗ quý đang được tái sinh.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 3.

Hiện nơi đây có hàng chục cán bộ kiểm lâm đang ngày đêm canh giữ rừng.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 4.

Khi nhận được đề nghị xin “theo chân”, các cán bộ bảo vệ rừng đã rất nhiệt tình dẫn chúng tôi vào rừng sâu tại tiểu khu 178, phân trường 3 để kiểm đếm, chiêm ngưỡng hàng ngàn cây gỗ quý tại đây.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 5.

Rừng Phòng hộ Tân Phú trước đây là nơi từng hứng chịu hàng ngàn tấn chất độc hóa học trong chiến tranh, cây cối đã bị tàn phá rất nhiều.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 6.

Ngày nay, rừng đang được tái sinh trong nỗ lực khôi phục của lực lượng bảo vệ rừng và người dân Đồng Nai.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 7.

Rừng phòng hộ Tân Phú có nhiều cây gỗ quý, đặc biệt là cây Trắc, hay còn gọi là Cẩm lai Nam Bộ. Gỗ Trắc là loài thực vật thuộc họ Đậu được Pierre (một nhà khoa học người Pháp) mô tả khoa học lần đầu tiên năm 1898.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 8.

Trắc có tên khoa học là Dalbergia cochinchinensis, là loài cây thuộc trạng thái bảo tồn nguy cấp.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 9.

Những cây gỗ trắc đường kính từ 70 - 80cm có giá trị cực lớn, cũng chính là miếng mồi ngon cho “lâm tặc” vì trị giá lên đến tiền tỷ.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 10.

Do đó, những dịp cận Tết, các cán bộ bảo vệ rừng càng phải căng mình làm nhiệm vụ giữ rừng, không lơi lỏng, sợ kẻ xấu lợi dụng.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 11.

Ông Lưu Ngọc Tân - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Định Quán cho biết, do địa bàn rộng lớn, lại tiếp giáp với khu vực dân cư nên áp lực từ việc xâm lấn rừng rất lớn, việc bảo vệ rừng đòi hỏi phải sát sao hơn những khu vực khác.

Theo chân bảo vệ vào rừng sâu canh gỗ quý ngày Tết - Ảnh 12.

Bên cạnh gỗ trắc, những cây gỗ thuộc nhóm 1 như gõ mật, giáng hương cũng được Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Tân Phú kiểm soát, bảo vệ rất nghiêm ngặt để giữ được lá phổi xanh này.

Ban quản lí rừng phòng hộ Tân Phú cho biết, 5 năm trở lại đây, với sự bảo vệ nghiêm ngặt, lâm tặc không thể đột nhập và chặt trộm gỗ quý. Vì vậy, nơi đây còn giữ được nét nguyên sinh của núi rừng.

Ngoài việc lập các chốt kiểm soát ngay trong lõi rừng, mỗi ngày, các lực lượng chia ca kiểm đếm tất cả những cây có trong danh sách bảo vệ.

Hơn 1.000 cây gỗ trắc lớn được gắn chíp định vị GPS. Hằng ngày, lực lượng kiểm lâm thay phiên nhau đi tuần tra dọc khu rừng và định vị những cây gỗ trắc báo về ban quản lý rừng.

 



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem