Đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã vào Bình Thuận để kiểm tra khu rừng hơn 600ha làm hồ thủy lợi Ka Pét

Nhóm PV Thời Sự Thứ tư, ngày 06/09/2023 08:28 AM (GMT+7)
Theo một đại diện của Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận, sáng nay 6/9, một đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã vào địa phương và đến thực địa khu rừng hơn 600ha thuộc dự án làm hồ thủy lợi Ka Pét để kiểm tra, đánh giá.
Bình luận 0

Diễn biến mới vụ xây hồ Ka Pét phá hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận - Ảnh 1.

Một cây lim xanh ở rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét thời điểm tháng 1/2021. Ảnh: BTG BT

Sẽ chuyển đổi 619ha rừng để làm hồ chứa nước

Cụ thể, sáng nay 6/9, trao đổi với Dân Việt, một lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nông tỉnh Bình Thuận cho biết, một đoàn kiểm tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cử về và đang trên đường vào khu rừng hơn 600ha thuộc dự án hồ thủy lợi Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam để kiểm tra những thông tin mà báo chí đã phản ánh.

Nội dung cuộc làm việc và các vấn đề kiểm tra gồm những gì chưa được thông tin cụ thể, Dân Việt sẽ cập nhật cụ thể sau.

Trước đó, báo chí đã phản ánh về việc, tỉnh Bình Thuận đang chuẩn bị thực hiện dự án hồ chứa nước Ka Pét thuộc huyện Hàm Thuận Nam nhằm mục đích phát triển kinh tế- xã hội. 

Theo tỉnh Bình Thuận, dự án trên được Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93/2019/QH14 ngày 26/11/2020 và Nghị Quyết số 101/2023/QH15 ngày 24/6/2023.

Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của Dự án là 874,089 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương là 519,927 tỷ đồng và ngân sách địa phương là 354,162 tỷ đồng. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2019 đến hến năm 2025.

Mục tiêu đầu tư dự án là cấp nước tưới cho khoảng 7.762 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam và cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II: 2,63 triệu m3/năm.

Tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 697,73 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 679,72 ha (đất có rừng là 619,58 ha, gồm: rừng đặc dụng là 137,95 ha; rừng phòng hộ là 0,51 ha; rừng sản xuất là 440,4 ha, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là 40,72 ha và đất không có rừng 60,14 ha); diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18,01 ha.

Rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét có gì đặc biệt?

Liên quan đến khu rừng 600ha sắp nhường chỗ làm hồ thủy lợi Ka Pét, một nhóm phóng viên đã từng được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận đưa vào thăm rừng Sông Móng- Ka Pét- khu vực nằm kế bên dự án hồ chứa nước Ka Pét. Theo ghi nhận, nơi đây còn rất nhiều cây lim xanh đang được bảo tồn nghiêm ngặt. 

Cụ thể, vào giữa tháng 1/2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận đã tổ chức cho các phóng viên các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh Bình Thuận về thăm khu rừng kế bên dự án- Rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam. Đây là khu rừng nằm ngoài phạm vi của dự án hồ chứa nước Ka Pét.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận từng đưa nhóm phóng viên thăm rừng phòng hộ Sông Móng-Ka Pét có nhiều cây lim xanh - Ảnh 2.

Lim xanh ở rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét. Ảnh: BTG BT

Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận, đây là đợt hoạt động nhằm giúp các phóng viên có thêm tư liệu để phản ánh công tác chăm sóc, bảo vệ rừng, tuyên truyền cho người dân hiểu biết và nâng cao thêm trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ tài nguyên quý hiếm của quốc gia.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận từng đưa nhóm phóng viên thăm rừng phòng hộ Sông Móng-Ka Pét có nhiều cây lim xanh - Ảnh 3.

Thời điểm Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận đưa nhóm PV vào thăm rừng... Ảnh: TBTG BT

Theo đó, rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét rộng 20.778 héc ta trải dài trên địa bàn 4 xã gồm: Mỹ Thạnh, Hàm Cần, Hàm Thạnh và Tân Lập thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây không chỉ là cánh rừng được đánh giá ít bị tác động nhất mà ở Sông Móng – Ka Pét, nhiều cây lim xanh nhiều năm tuổi.

Thời điểm này Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận vào thăm rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét cho biết, cánh rừng này gần như chưa bị tác động, còn giữ nguyên hiện trạng như rừng nguyên sinh. Ngoài những cây rừng đặc thù như: Căm xe, Bằng lăng, Giáng hương, Gõ đỏ, Sao, Dầu, Sến… 

Diễn biến mới vụ xây hồ Ka Pét phá hơn 600 ha rừng ở Bình Thuận - Ảnh 2.

Cây lim xanh ở rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét thời điểm tháng 1/2021. Ảnh: TBTG BT

Sở dĩ còn nguyên vẹn như vậy, là do Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét thực hiện tốt công việc tuần tra bảo vệ tài nguyên rừng trong lâm phận được giao và công tác phối kết hợp với lực lượng kiểm lâm, chính quyền địa phương và đơn vị giáp ranh tổ chức tuần tra, thực hiện truy quét tại các điểm nóng phá rừng như Tân Lập, Hàm Cần, Mỹ Thạnh.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận từng đưa nhóm phóng viên thăm rừng phòng hộ Sông Móng-Ka Pét có nhiều cây lim xanh - Ảnh 5.

Lim xanh ở rừng phòng hộ Sông Móng – Ka Pét. Ảnh: BTG BT

Bên cạnh đó là đôn đốc nhắc nhở các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng. Khắc phục khó khăn, kiên quyết xử lý các trường hợp chặt phá cây rừng, xâm lấn, chiếm đất rừng làm rẫy; tiến hành phá bỏ cây trồng xuống giống trái phép trên lâm phận quản lý theo trình tự quy định, ngăn ngừa lây lan.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem