Thứ bảy, 20/04/2024

ĐBSCL không lùi bước trước nước biển dâng

08/12/2021 6:30 AM (GMT+7)

Vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển cũng phải đối mặt với không ít thách thức.


ĐBSCL không lùi bước trước nước biển dâng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Thực tế cho thấy, suốt hơn 20 năm qua, toàn vùng ĐBSCL đã có những thay đổi vượt bậc. Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 32,5%, đã xây dựng hoàn thành 857 cụm, tuyến dân cư và 119 bờ bao khu dân cư có sẵn đã đảm bảo cho khoảng 191 nghìn hộ dân, với gần 1 triệu người dân vùng ngập lũ ĐBSCL được sống an toàn ổn định. Tất cả các tỉnh, thành trong vùng đã được lập quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng cho các đô thị làm cơ sở quản lý phát triển đô thị; 99% các xã đã được lập Quy hoạch chung xây dựng xã; 92% dân cư đô thị được cung cấp nước sạch; thu gom chất thải rắn sinh toàn vùng trung bình đạt 86%.

Trong thời gian tới, vùng ĐBSCL sẽ phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có vai trò, vị thế quan trọng đối với quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Để thực hiện được mục tiêu này, yêu cầu phát triển đô thị nông thôn vùng ĐBSCL trong định hướng quốc gia cũng chỉ rõ: Bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước, gìn giữ hệ sinh thái đa dạng sinh học và thích nghi với BĐKH là yếu tố cốt lõi tái cấu trúc không gian hệ thống đô thị - nông thôn vùng ĐBSCL; Thúc đẩy không gian liên kết kinh tế vùng ĐBSCL với TP.HCM, các tỉnh trong vùng TP.HCM và khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng. Hình thành các trung tâm kinh tế tiểu vùng và hành lang kinh tế đô thị hóa, trên nguyên tắc cân bằng giữa môi trường sinh thái và kinh tế.

Theo đánh giá của các chuyên gia, với nguồn lực đầu tư hạn chế cho hạ tầng vùng, ít khả năng hoàn vốn ngắn hạn, vùng ĐBSCL cần chọn ra các ưu tiên cốt lõi để đầu tư xây dựng khung logistics này, thay vì trình bày bức tranh viễn cảnh toàn diện, xa vời, với một mạng lưới hoàn chỉnh.

Chẳng hạn, với Vùng Đông Nam bộ, không thể phủ nhận rằng đây là khu vực có vai trò lớn đối với ĐBSCL. Song ĐBSCL là một vùng lãnh thổ lớn, do đó, phải là một vùng kinh tế tự chủ - thịnh vượng, chứ không thể chỉ là sân sau của Miền Đông. Một khi hầu hết nông sản phải dựa vào Miền Đông để phân phối tiêu thụ, tri thức và công nghệ đều chờ lan toả từ phía Đông; các trục đường hướng Đông sẽ đóng vai trò chính, các tỉnh gần phía Đông sẽ giàu có hơn phía Tây. Sự mất cân bằng kinh tế vùng đang kéo theo dòng người dịch cư về Đông ngày càng lớn. Đó là một xu hướng rất không bền vững cần sớm có biện pháp phòng ngừa.

Về điều này, chỉ có thể là các đầu mối hạ tầng quốc gia lớn mới đủ khả năng kéo lại sự cân bằng về phía Tây. Trong đó, 1 cảng biển nước sâu tại trung điểm của bờ biển Đông (ở Sóc Trăng) và 1 cảng biển nước sâu tại trung điểm bờ biển vịnh Thái Lan (ở Kiên Giang). Hai đầu mối này ít nhất sẽ đưa ½ nông sản của vùng ĐBSCL trực tiếp ra thị trường quốc tế, thay vì vận chuyển đến các cảng Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải. Hai đầu ra này sẽ là điểm đến của các trục giao thông - kinh tế nội vùng, san sẻ lượng giao thông đi về Đông, hiện đang dồn tụ tại Tân An, ra các cạnh phía Nam và Tây. Từ đó, các đô thị trên các trục kinh tế hướng Tây và Nam sẽ có nhiều động lực hơn để phát triển, lan toả đến các vùng nông thôn lân cận, khiến cho sức “tự tại” của toàn vùng mạnh lên.

Phát triển vùng không lùi bước trước biển dâng. Mặc dù, các dự báo cho rằng, vùng ĐBSCL đang “chìm” dần trước nguy cơ nước biển dâng. Song điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta phải di dân phần lớn ra khỏi lãnh thổ để nhường chỗ cho biển. Trái lại, chúng ta phải chuẩn bị cho một tương lai sống chung với nước mặn nhiều hơn. Hệ thống đô thị sẽ là hậu phương vững chắc để giữ đất, giữ nước; làm căn cứ cho nông thôn trong quá trình chuyển dịch kinh tế phù hợp điều kiện mới.

Bởi vậy, chính tại lúc này những hoạch định tiến ra gần hơn với biển tại các vị trí thuận lợi lại là cần thiết hơn bao giờ hết. Hệ thống đô thị, cộng với các tuyến giao thông thuỷ bộ kết nối chằng chịt giữa chúng, sẽ tạo dựng bộ khung xương cốt lõi cho vùng ĐBSCL. Bộ khung ấy cần đảm bảo hoạt động tốt ở cả kịch bản thấp và cao khi nước biển dâng trong 100 năm tới. Yếu tố căn bản để lựa chọn hình thái của bộ khung này là cao độ nền. Nói cách khác, bộ khung cần được hoạch định với phương châm “thuận thiên” tối ưu, căn bản dựa trên hình thế tự nhiên của vùng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Vẫn đang xây dựng lộ trình để tái cơ cấu Ngân hàng SCB

Ngân hàng Nhà nước vẫn đang tiếp tục xây dựng một lộ trình để tái cơ cấu SCB từng bước và nghiên cứu khẩn trương giải pháp, cơ chế tạo điều kiện cho ngân hàng này từng bước ổn định, phục hồi hoạt động.

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu tăng phi mã, tài sản của gia đình Cường Đô La tăng gần 1.360 tỷ đồng sau 1 tháng

Cổ phiếu QCG đã tăng phi mã tới 89%, từ mức 9.160 đồng/CP lên tới 17.350 đồng/CP. Như vậy, chỉ trong 1 tháng, tài sản của gia đình Cường Đô La đã tăng gần 1.360 tỷ đồng, lên hơn 2.880 tỷ đồng.

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện, VN-Index giảm tới hơn 23 điểm

Sát giờ nghỉ trưa, VN-Index có thời điểm giảm sâu tới hơn 23 điểm khi lực bán giải chấp của công ty chứng khoán xuất hiện.

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Quý đầu năm, kiều hối về TP.HCM hơn 2,8 tỷ USD

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.HCM cho biết, quý I/2024, kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 2,869 tỷ USD, tăng 3,5% so với quý trước và tăng 35,4% so với cùng kỳ, đây cũng là mức tăng trưởng cao nhất của kiều hối trong 3 năm gần đây.

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại sau kỳ nghỉ lễ, vượt 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (19/4) đã đảo chiều tăng trở lại do lo ngại rủi ro địa chính trị, nhà đầu tư cũng tăng nhu cầu trú ẩn với vàng.

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Cổ phiếu tiêu điểm hôm nay (19/4): Vì sao cổ phiếu "quốc dân" HPG có tiềm năng tăng giá tới 21%?

Ngành thép kỳ vọng đi vào hồi phục từ năm 2024 nhờ sự ấm dần lên của ngành bất động sản và đẩy mạnh đầu tư công. Từ đó, SHS đặt giá mục tiêu của HPG là 34.300 đồng trong vòng 12 tháng tới, tiềm năng tăng giá 21% (giá hiện tại của cổ phiếu này là 28.000 đồng).