Dạy văn hóa theo chương trình THPT cho các trường nghề: Phải đặt lợi ích của người học lên đầu

Nguyệt Tạ Thứ tư, ngày 31/03/2021 06:30 AM (GMT+7)
Xung quanh vấn đề trao quyền dạy văn hóa theo chương trình THPT cho các trường nghề, PV Báo NTNN/Dân Việt đã có cuộc phỏng vấn với ông Dương Đức Lân - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam.
Bình luận 0
Phải đặt lợi ích của người học lên đầu  - Ảnh 1.

Ông Dương Đức Lân - Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam.

Ông Lân cho rằng, có thể có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng cần đặt lợi ích của người học lên trên.

Thưa ông, vì sao Hiệp hội lại đề xuất Thủ tướng gỡ khó cho trường nghề dạy văn hóa?

- Hiện nay đang có gần 1 triệu học sinh học Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) bị "mắc kẹt" bởi quyết định không được học văn hóa 7 môn để thi lấy bằng tốt nghiệp THPT.

Theo rà soát của chúng tôi, có hơn 80% học sinh học nghề mong muốn được thi lấy bằng tốt nghiệp THPT quốc gia. Thế nhưng việc Bộ GDĐT chỉ cho phép các trường nghề dạy văn hóa (4 môn) để cấp chứng chỉ hoàn thành khối lượng văn hóa THPT và liên thông từ trung cấp lên trường cao đẳng mà không được lấy bằng THPT quốc gia liên thông lên ĐH khiến cho nhiều học sinh có tâm lý chán nản.

Có ý kiến cho rằng học sinh học nghề thì làm nghề, sao phải học lấy bằng tốt nghiệp THPT rồi liên thông lên ĐH làm gì?

- Tôi rằng quan điểm đó là sai lầm. Có người cho rằng học nghề dễ dàng, học ngắn lại lấy được hai bằng. Thế nhưng, nếu nói dễ sao các vị không cho con em đi học nghề hết đi, làm sao phải vào học THPT, phải vào ĐH bằng được.

Cái khổ hiện nay là dù cố gắng phân luồng, cố gắng hô hào nhưng tỷ lệ học sinh vào học nghề vẫn rất thấp. Hệ quả là nguồn nhân lực mất cân bằng, xã hội "thừa thầy thiếu thợ".

Tôi nghĩ không nên chỉ nhìn hình thức mà hãy nhìn vào kết quả. Kết quả là những năm gần đây hơn 80% lao động học GDNN ra trường có việc làm, thu nhập cao. Ngoài ra, GDNN cũng đã góp phần nâng cao chất lượng kỹ năng nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu thị trường (cần lao động kỹ năng) thay vì bằng cấp.

Phải đặt lợi ích của người học lên đầu  - Ảnh 2.

Còn nếu có ai đó lo ngại chương trình THPT cho học sinh học nghề khiến các em không theo được thì hãy bình tĩnh chờ đợi. Hãy để trường nghề được dạy học văn hóa theo chương trình THPT. Hãy để các em học sinh học nghề học văn hóa cùng tham gia kỳ thi quốc gia THPT trước khi kết luận. Đó sẽ là cuộc chơi sòng phẳng, nếu các em đậu các em nhận bằng, nếu các em không đậu, các em sẽ chỉ được nhận chứng chỉ hoàn thành kiến thức trung học phổ thông.

Việc quy định trường nghề không được dạy chương trình văn hóa sẽ gây ra hệ lụy thế nào thưa ông?

- Về phía người học, các em sẽ chịu thiệt thòi vì phải di chuyển xa, tốn thời gian, công sức thậm chí là cả kinh phí. Không những vậy lịch học chồng chéo khó kiểm soát, khó đánh giá. Điều này khiến các em nảy sinh tâm lý nản, muốn bỏ học. Về phía cơ sở GDNN cũng sẽ gây ra sự lãng phí nhất định với cơ sở hạ tầng, thầy cô... vốn được các trường đầu tư rất nhiều (bản chất trước đây các trường đã dạy 7 môn THPT).

Ngoài ra, việc này cũng tác động rất lớn tới chủ trương phân luồng học sinh sau THCS hiện nay. Nếu không cho các em được mở rộng cơ hội học tập thì nhiều khả năng các em sẽ không muốn vào học nghề mà cố sống cố chết thi ĐUH Kết quả là sẽ tiếp diễn tình trạng "thừa thầy thiếu thợ".

Xin cảm ơn ông! 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem