dd/mm/yyyy

Đất vàng nơi đảo xa

Ở nơi sóng gió mặn mòi của biển cả, những vườn rau vươn lên tươi tốt, sống khỏe và cung cấp những khẩu phần rau xanh quý báu cho bữa ăn của chiến sỹ trên đảo.

Đã nhiều lần được đặt chân lên Trường Sa, hay Nhà giàn DK1, tôi vẫn luôn khâm phục về sức sống và ý chí của những con người nơi đây. Ở nơi sóng gió mặn mòi của biển cả, những vườn rau vươn lên tươi tốt, sống khỏe và cung cấp những khẩu phần rau xanh quý báu cho bữa ăn của chiến sỹ trên đảo. Nhưng để có những mầu xanh mướt mắt như thế, thì những người lính phải chở đất dinh dưỡng từ trong đất liền ra đảo. Và những hạt đất ngọt ở trên đảo, đúng là những hạt vàng, được bộ đội nâng niu chăm bẵm.

Hết lứa này đến lứa khác, đảo Trường Sa luôn chủ động được lượng rau xanh cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo.
Hết lứa này đến lứa khác, đảo Trường Sa luôn chủ động được lượng rau xanh cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Giữ đất vàng bằng mọi giá

Trong một lần tôi đi theo tàu vận tải HQ 624 của Hải Quân vùng 2 ra chúc Tết ở khu vực nhà giàn DK1, khi mọi thứ quà Tết được bày lên hầm tàu để đưa lên nhà giàn đều đã được bao gói cẩn thận, nhưng có một thứ nặng trịch đóng gói kín mít mỗi khi

Có thể mình rơi xuống biển thì bơi lên được, chứ đất dinh dưỡng nhiễm mặn là coi như công sức đổ xuống biển hết. Một năm tàu vận tải chỉ ra tiếp tế được vài chuyến, nếu làm hỏng chuyến đất của họ, thì đồng nghĩa anh em trên đảo sẽ thiếu rau xanh dài dài, nên phải cứu đất vàng bằng mọi giá để trồng nên những luống rau xanh cho bộ đội”. Thiếu tá Lưu Đức Hiền

cẩu lên xuồng truyền tải đều được đích thân anh Lưu Đức Hiền, thiếu tá tổ trưởng tổ Boong kiểm tra cẩn thận. Tôi tò mò hỏi đó là vũ khí, hay bảo bối gì mà các anh vận tải bảo quản kỹ thế? Anh Hiền chia sẻ, đó là đất dinh dưỡng, đưa ra để cho bộ đội trồng rau; mang được mỗi kg đất ra được đảo đều công phu như chở vàng là vậy.

Đất dinh dưỡng được đấu trộn từ bên trong bờ, gồm các thành phần như sơ dừa, vi chất và đất phù sa… “Nhưng khi vận chuyển trên biển phải đảm bảo an toàn tuyệt đối, chứ để nước biển nhiễm mặn vào đất dinh dưỡng thì coi như là vứt đi”, anh Hiền nói rồi kể thêm: “Có một lần đang cẩu bao đất lên nhà giàn thì sóng đánh xuýt đứt dây cẩu, bao đất nghiêng, anh em lái ca nô phải lao ra dùng ca nô đón. Lần ấy ca nô xuýt lao vào tàu mẹ, nhưng để chở được bao đất ra đây tốn kém công sức và nguy hiểm không thể kể hết được.

Để nói về công tác bảo vệ đất vàng trên những đảo chìm ở Trường Sa thì thật là kỳ công. Trung tá Nguyễn Đức Dụ, người nhiều năm làm chỉ huy ở đảo chìm Đá Thị, thuộc quần đảo Trường Sa cho biết: “Đối với đảo chìm thì thủy triều dâng là nước ngập mấp mé chân đảo; gió lên cấp 6 là sóng đánh chùm qua đảo, nên bao giờ vườn rau chúng tôi cũng phải để trên cao và di động được. Cứ mỗi khi bão gió, cảm thấy không an toàn cho vườn rau, là chúng tôi phải đưa những thùng xốp vào tận phòng ở của bộ đội, tìm chỗ khuất gió, nước biển không xâm nhập được vào để đảm bảo an toàn hơn; có khi chúng tôi còn phải thu hoạch rau sớm, rồi cho đất vào túi bảo quản buộc chặt, đất cũng quý như gạo, như nước ngọt ở đảo chìm, và dù có như thế nào thì chúng tôi cũng phải bảo quản bằng mọi giá”.

Chăm rau như chăm trẻ sơ sinh

Ai đã ra đến Trường Sa thì đã đôi lần nghe những câu: “Chăm rau như chăm con”; Hay “nghệ thuật tăng gia”,… để nói về các chiến sỹ ta trồng rau trên đảo. Và trời không phụ lòng bộ đội, để họ thu được những thành quả xứng đáng từ những hạt đất vàng.

Trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu Trường Sa, những cây rau được trồng và lớn lên là điều không đơn giản. Việc trồng rau ở Trường Sa dường như đã được nâng lên tầm “nghệ thuật” và những người lính dường như là những nghệ nhân lành nghề.

Nếu ở đảo nổi, để trồng được rau xanh thì trước hết phải xây dựng những khu vườn. Vườn rau ở đảo thường là một khoảng đất trống tận dụng. Điều kiện đầu tiên là phải tương đối khuất gió, có thể lợi dụng được sự che chắn của nhà cửa và các công trình trên đảo như ven một lô cốt, tường nhà tắm, nhà kho v.v… Gọi là khu đất trống, nhưng thực ra là nền đá san hô, vì thế muốn có nền đất để trồng rau thì phải tạo ra đất. Đầu tiên phải san nền cho phẳng, sau đó dùng nguồn đất từ đất liền đóng bao chở ra đổ đầy rải lên mặt san hô, cùng với các nguồn đất kiếm trên đảo và để dành như phân chim, lá cây mục và phân lợn … để tạo nên một lớp mùn dày khoảng hai chục phân. Khi đã tạo được nền đất rồi thì việc gieo trồng tương tự như trong đất liền.

Các chiến sĩ chăm sóc vườn rau hằng ngày.
Các chiến sĩ chăm sóc vườn rau hằng ngày.

Ở đảo, rau trồng chủ yếu từ hạt giống. Hạt giống cũng phải được lựa chọn và chuẩn bị để mang ra từ đất liền. Các loại rau được trồng ở Trường Sa chủ yếu là rau cải, bên cạnh đó là rau muống, mùng tơi… Nói chung mỗi loại rau củ đều có một ưu điểm riêng. Những năm gần đây bộ đội ở Trường Sa đã trồng được rất nhiều loại rau quả phong phú như bầu, bí, mướp, thậm chí cả dọc mùng, vì thế bữa ăn ở đảo cũng được phong phú, cải thiện hơn.

Đại tá Nguyễn Viết Thuận – Phó tư lệnh hải quân Vùng 4, đơn vị trực tiếp bảo vệ quần đảo Trường Sa cho biết: Tổng sản lượng tăng gia nuôi trồng của Trường Sa hàng năm đạt gần 2 tỉ đồng, trong đó việc trồng rau xanh đạt gần 200 tấn, dù chưa đủ tiêu chuẩn và phải dựa vào sự cung cấp thêm từ đất liền, nhưng chừng đó cũng đủ để rau xanh thường xuyên có trong khẩu phần ăn của cán bộ, chiến sĩ và người dân trên các điểm đảo…

Rau có đủ loại, từ rau dền, mồng tơi, mướp đến rau cải, rau muống.
Rau có đủ loại, từ rau dền, mồng tơi, mướp đến rau cải, rau muống.

Mỗi vườn rau ở trên các đảo nổi thường rộng chừng trên dưới mười mét vuông, được xây tường quây cao quá đầu người để cản gió muối dịp cuối năm. Có thể nói gió muối là “kẻ thù số một” của rau xanh Trường Sa. Gió muối là gió mang hơi nước biển

Nếu không có mặt ở Trường Sa, trực tiếp chứng kiến thì không thể hình dung cách thức trồng, thu hoạch và sử dụng rau xanh ở đây như thế nào. Dù là rau gì thì cũng đều được sử dụng theo phương châm tiết kiệm là quốc sách. Nếu là rau muống thì việc hái tỉa rất công phu, vì phải chờ rất lâu rau mới lên đợt mới, phải hái xen kẽ, chừa lại những mầm nhỏ chứ không kiểu “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn”.

mặn, phả vào cây xanh sẽ gây táp úa, thối lá. Rau xanh gặp gió muối chỉ một thoáng là bao nhiêu công sức gieo trồng, chăm sóc coi như bỏ đi.

Nước tưới cũng là vấn đề nan giải đối với việc trồng rau xanh ở Trường Sa. Bởi trong khi nước sinh hoạt còn thiếu thốn thì việc dùng nước tưới cây đương nhiên là một việc làm… xa xỉ. Những người lính Trường Sa phải tận dụng từng ca nước nhỏ để tưới cho rau. Mỗi cây rau ở đây được nâng niu và trân trọng như trẻ sơ sinh. Bởi mọi người đều hiểu giá trị của nó trong mỗi bữa ăn.

Trồng rau ở đảo nổi đã khó, trồng rau ở đảo chìm và nhà giàn còn khó hơn nhiều. Ở đảo chìm, vườn rau được tận dụng ở bất cứ khoảng trống nào có thể. Chỉ có điều quy mô vườn nhỏ hơn nhiều, chỉ là những khoảnh nhỏ chừng trên dưới một mét vuông. Đất được trải thẳng xuống nền bê tông để trồng rau. Cùng với đó là hệ thống khay gỗ cơ động. Những vườn rau ở đảo chìm giống như “vườn treo Babylon”, có khi lơ lửng ngay ở lan can chìa ra biển.

Còn ở nhà giàn thì việc trồng rau hoàn toàn nhờ vào các khay gỗ. Mỗi nhà giàn có dăm bảy khay trồng rau. Cách thức cũng rất cầu kỳ, sáng bê ra, tối bê vào. Phòng tránh sự khắc nghiệt của thiên nhiên, rồi phòng tránh chim chuột, lên được cây rau đổ mồ hôi hột. Chính vì thế, rau ở nhà giàn được trồng gần như để làm cảnh, nhìn cho đỡ thèm hơn là để cải thiện bữa ăn.

Vừa thu hoạch vừa phải để lại ngọn để dưỡng gốc rau, nếu hái hết các ngọn thì có thể các gốc sẽ lụi tàn luôn chứ không mọc mầm mới. Còn với rau cải, những người được phân công làm nhiệm vụ nấu ăn sẽ tỉa từng lá phía dưới thân cây để nấu canh chứ không cắt cả cây bao giờ. Khi cây phát triển tiếp, đẻ thêm lá sẽ lại quay vòng tỉa tiếp những lá dưới gốc. Cứ thế cho đến khi nào cây cải trổ ngồng thì mới thu hoạch toàn bộ. Lúc này thân cây cũng khá to, lính đảo sẽ tận dụng cả phần thân chứ không chỉ ăn lá, ăn hoa. Thân cải sẽ được tước vỏ, phần lõi chẻ ra ngâm nước mắm ăn với cơm, hoặc luộc cùng với rau. Còn với mùng tơi thì thường để leo dây dài rồi tỉa lá dần dần.

Tôi đã đôi lần được dự những “bữa tiệc rau” ở Trường Sa, từ món rau mầm trộn, rau muống xào, đến mùng tơi nấu canh, đều ngon và ngọt đến lạ thường. Và để bộ đội của ta có những bữa tiệc toàn rau như thế, giờ đây không còn là hiếm nữa. Bởi những hạt đất vàng luôn được gửi từ quê nhà ra để ươm những vườn rau xanh nuôi bộ đội nơi đảo xa.

Gia Tưởng