Chụp CT xác ướp Ai Cập 3.000 năm, phát hiện điều bất ngờ

Nguyễn Thái - The Sun Thứ hai, ngày 20/07/2020 19:25 PM (GMT+7)
Kết quả chụp CT cho thấy, xác ướp hình hài trẻ con được tìm thấy dưới lăng mộ cổ Ai Cập không phải của con người.
Bình luận 0

img

2 xác ướp được chụp CT. Ảnh: Pen News

Tờ The Sun hôm 17/7 đưa tin, xác ướp hình hài trẻ con 3.000 tuổi là một trong 2 xác ướp Ai Cập được đưa đến chụp CT tại bệnh viện Rambam ở thành phố Haifa, Israel.

Bảo tàng hải dương thành phố Haifa có 2 chiếc quách khai quật ở mộ cổ Ai Cập và nhân viên bảo tàng đoán rằng chúng chứa những trái tim của xác ướp.

"Tôi tự hỏi liệu đó có phải là một đứa trẻ không vì hình hài xác ướp rất giống một con người nhỏ bé", tiến sĩ Marcia Javitt, giám đốc hình ảnh y tế tại bệnh viện Rambam, cho hay.

Sau khi chụp CT, mọi chuyện được làm sáng tỏ. Trong một chiếc quách, các nhà khoa học phát hiện một xác ướp hình trẻ em thực chất làm từ thực vật, được cho là đại diện cho Osiris - chúa tể thế giới ngầm của Ai Cập cổ đại Tử thần.

"Đây được gọi là xác ướp thực vật. Chúng gồm bùn, ngũ cốc và được tạo hình giống xác ướp. Xác ướp thực vật đại diện cho thần Osiris", Ron Hillel, nhân viên sổ sách tại bảo tàng Haifa cho hay.

img

Xác ướp hình hài trẻ con không phải của con người. Ảnh: Pen News

Chiếc quách còn lại chứa xác ướp một con chim, giống chim ưng. Loài này được liên kết chặt chẽ với Horus - vị thần của vương quyền và bầu trời theo văn hóa Ai Cập cổ đại.

Bối cảnh các xác ướp này lần đầu tiên được phát hiện vẫn chưa rõ ràng. Theo The Sun, các xác ướp này có thể được chôn cất trong lăng mộ của Pharaoh (vua Ai Cập) như một món quà của người quá cố dành cho các vị thần. 

Các cổ vật và một số động vật nhất định chỉ được phát hiện cạnh xác ướp ở ngôi mộ dành cho người. Người Ai Cập cổ đại thường ướp xác chim, mèo, cá sấu và cá để chôn cùng người chết.

"Chim đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Ai Cập cổ đại vì chúng thường được xem là những người bảo vệ. Đó cũng là lý do vì sao lăng mộ của các Pharaoh thường tìm thấy các xác ướp của chim", tiến sĩ Javitt nói.

2 xác ướp ở bảo tàng Haifa có niên đại 2.500 - 3.000 năm. Bản chất thực sự của chúng được hé lộ bằng cách kết hợp chụp CT thông thường và chụp CT kép.

"Chụp CT thông thường chỉ cho thấy mật độ. Với các xác ướp, xương trở nên ít đặc hơn, các mô bị mất nước và chụp CT xác ướp hoàn toàn khác với chụp động vật sống hay con người vì quan hệ giữa các mô hoàn toàn khác nhau", tiến sĩ Javitt giải thích.

Nhân viên bảo tàng Haifa cảm thấy "phấn khích" với kết quả chụp CT xác ướp và sẽ tiếp tục điều tra kỹ hơn về các xác ướp này. 

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem