Chung tay tiếp thêm bữa ăn lót dạ cho tuyến đầu chống dịch ở Bệnh viện dã chiến TP Dĩ An (Bình Dương)

Bảo Linh Thứ tư, ngày 08/09/2021 15:32 PM (GMT+7)
"Các bác ở đây ai cũng vậy, làm quên cả bữa trưa. Đến lúc hết ca thay ca thì cơm đã nguội, khô cứng. Lúc đó thèm một tô đồ nước nóng hổi dễ ăn. Một tô bún, một bát cháo cũng được. Có khi uống vội hộp sữa cho đỡ mệt rồi ngủ vội nghỉ ngơi để vào ca tiếp" - bác sĩ Quang chia sẻ.
Bình luận 0

"Làm mệt rồi ăn cơm cũng không nuốt trôi"

Tháng 6/2021, trước tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp Bình Dương nhanh chóng xây dựng các bệnh viện dã chiến.

Bệnh viện Tâm thần Bình Dương (Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến Phú Chánh chuyên nhận bệnh nhân mắc Covid-19 nặng. 

Đã hơn 1 tháng nay bác sĩ H. cùng các bác sĩ ở Bệnh viện Thống Nhất nhận công tác tại bệnh viện dã chiến Phú Chánh . 

22 giờ, sắp xếp công việc tạm ổn tôi cầm điện thoại gọi chị hỏi thăm và nghe được giọng mệt mỏi của chị: "Chị buồn ngủ quá, chị ngủ thêm chút để vào ca nha em". Tôi vội vàng cúp máy, thương chị nghẹn nơi cổ họng.

base64-16307306901121320253260.png

Tại bệnh viện dã chiến, giường ngủ với các y bác sĩ có thể là bất cứ đâu, miễn là có chỗ để dựa vào. Ảnh: Nha Mẫn

Mọi sự giúp đỡ cho chương trình xin gửi về:

Báo Nông Thôn Ngày Nay, Tòa nhà Báo Nông Thôn Ngày Nay – Lô E2, đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Số tài khoản: 21210000524887, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV chi nhánh Tây Hồ, Hà Nội.

Chủ tài khoản: Báo Nông Thôn Ngày Nay

Vui lòng ghi rõ: Ủng hộ đồng bào chống dịch

Số ca bệnh nhân Covid-19 tăng cao mỗi ngày, các bác sĩ gần như kiệt sức khi phải làm việc suốt ngày đêm. Chị cũng như các đồng nghiệp khác đều đã đuối sức, mệt vì thiếu ngủ và làm việc quá cường độ.

Ở một nơi khác, Phó Giám đốc Trung Tâm Y tế TP Dĩ An, bác sĩ Ngô Hồng Quang vẫn luôn sát cánh cùng đồng nghiệp và bệnh nhân trong những ngày Bình Dương căng thẳng vì dịch bệnh.

Từ ngày 23/7, Trung tâm Y tế TP Dĩ An ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh thông thường, chính thức trở thành bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19.

Tại đây, các bác sĩ được chia làm 3 ca trực. Ca sáng từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Ca chiều từ 12 giờ - 21 giờ và ca đêm là từ 21 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.

Bác sĩ Quang thường bắt đầu công việc từ 5 giờ sáng và kết thúc 11-12 giờ trưa, thế nhưng không phải lúc nào anh cũng được ăn cơm đúng giờ. Thậm chí có những hôm anh không có thời gian để ăn trưa mà chỉ uống vội hộp sữa, vì số ca nhiễm tăng cao, bệnh nhân nặng nhiều.

"Các bác sĩ ở đây ai cũng vậy, làm quên cả bữa trưa. Đến lúc hết ca thay ca thì cơm đã nguội, khô cứng. Hơn nữa các bác mệt rồi nên ăn cơm cũng không nuốt trôi. Lúc đó thèm một tô đồ nước nóng hổi dễ ăn. Một tô bún, một bát cháo cũng được. Có khi uống vội hộp sữa cho đỡ mệt rồi ngủ vội nghỉ ngơi để vào ca tiếp" - bác sĩ Quang chia sẻ.

Tiếp thêm bữa xế để bác sĩ chống dịch - Ảnh 3.

Y bác sĩ thường tận dụng thời gian nghỉ trưa ít ỏi để ăn nhanh, tiếp nước và ngủ. Ảnh: Nha Mẫn

Chia sẻ vất vả cùng bác sĩ tuyến đầu

Trước câu chuyện của các bác sĩ tại bệnh viện dã chiến TP Dĩ An, Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp cùng Nhóm Thiện nguyện Tâm từ bi (Dĩ An, Bình Dương) và Chùa Bình Sơn dành tặng tới các bác sĩ những bữa ăn lót dạ giữa buổi chiều.

Tiếp thêm bữa xế để bác sĩ chống dịch - Ảnh 1.

Thực đơn mỗi ngày được thay đổi để giúp bữa ăn của các bác sĩ được đầy đủ và ngon hơn. Ảnh: Tuyết Nhung

Chị Trần Thị Tuyết Nhung – tình nguyện viên của chương trình cho biết, để có được một bữa ăn xế chiều chất lượng, từ 5 giờ sáng, mọi người đã tích cực chuẩn bị. Đồ khô như bún, nui, miến... sẽ được mua sẵn dùng trong một tuần. 

Đối với rau, củ quả hay thịt chị Nhung trực tiếp liên hệ với đầu mối mỗi ngày để nhận thực phẩm tươi nhất chuyển đến địa điểm nấu là chùa Bình Sơn.

"Nhà chùa là nơi thanh tịnh, không nấu đồ mặn thế nhưng nhà chùa đã đồng ý để mọi người nấu bữa ăn cho bác sĩ. Mình hiểu rằng các sư thầy, sư cô, phật tử cũng vì thương các bác sĩ vất vả quá" - chị Nhung bày tỏ.

Cứ 3 giờ chiều mỗi ngày, các bác sĩ ở Bệnh viện dã chiến TP Dĩ An lại nhận được 1 phần ăn nước kèm trái cây tươi. Thực đơn mỗi ngày được thay đổi để giúp bữa ăn của các bác sĩ được đầy đủ và ngon hơn. Khi là tô bún giò, khi tô hủ tiếu, khi lại bát nui, bát cháo kèm theo trái cây.

18009abdfbd10d8f54c0.jpg

Bác sĩ Quang (trái) vui mừng nhận những suất ăn xế nóng hổi từ chị Nhung. Ảnh: Tuyết Nhung

"Biết được nấu ăn cho các bác sĩ, Phật tử trong chùa vui lắm, mọi người nói nhau nấu bữa ăn đêm cũng được, bao nhiêu suất cũng không ngại, miễn các bác sĩ ăn thấy ngon, thấy khỏe thì mọi người hoan hỉ lắm. Các bác sĩ phải khỏe mới cứu được nhiều bệnh nhân chứ"- Sư cô Đức Tánh,Trụ trì chùa Bình Sơn chia sẻ.

Tiếp thêm bữa xế để bác sĩ chống dịch - Ảnh 3.

Các sư thầy, sư cô, phật tử cùng chuẩn bị các bữa ăn gửi tới bác sĩ tuyến đầu. Ảnh: Tuyết Nhung

240694506_2910226975909860_5487711313742114812_n.jpg

Công tác chuẩn bị được bắt đầu từ 5 giờ sáng. Ảnh: Tuyết Nhung

Tiếp thêm bữa xế để bác sĩ chống dịch - Ảnh 5.

Lương thực khô như nui, miến... sẽ được mua sẵn để dùng trong 1 tuần, còn rau, thịt sẽ được mua mỗi ngày để đảm bảo độ tươi ngon. Ảnh: Tuyết Nhung

Tiếp thêm bữa xế để bác sĩ chống dịch - Ảnh 6.

Các bà, các cô đã ở độ tuổi "xưa nay hiếm" không ngần ngại đăng ký tham gia vào bếp ăn nấu bữa xế tiếp sức cho bác sĩ tuyến đầu. Ảnh: Tuyết Nhung

Những bác sĩ nơi tuyến đầu của Bình Dương còn đang gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng họ đã không lùi bước và các bác sĩ cũng không hề đơn độc. Tất cả những yêu thương cứ đong đầy từ khắp mọi miền, kết nối lại cùng nhau. Một ly sữa, hay một chiếc khẩu trang, một bữa ăn nóng ấm cũng là tấm lòng mọi người hướng về các bác sĩ nơi tuyến đầu.

"Giờ đây, các bác sĩ có mải làm quên cả giờ ăn trưa thì cũng luôn yên tâm vì có bữa xế chiều, vừa ngon vừa no bụng tới tối. Các bác đã cảm thấy được quan tâm, được tiếp sức hơn rất nhiều sau mỗi ca chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân Covid" - bác sĩ Quang bày tỏ.

Báo NTNN/Điện tử Dân Việt xin trân trọng cảm ơn các nhà hảo tâm đã đồng hành cùng chương trình:

Nhóm Thiện nguyện Tâm từ bi (Dĩ An, Bình Dương).

Chùa Bình Sơn.

Gia đình anh chị Hương Chu – Hữu Nghĩa, tiểu thương chợ Hải sản Long Biên.

Bạn đọc Đặng Thị Kim Huế.

Bạn đọc Hoàng Thúy An.

Bạn đọc Nguyễn Lan Phương


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem