dd/mm/yyyy

CEO Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng và ‘sứ mệnh’ hình thành cộng đồng sản xuất đầy trách nhiệm

‘Chúng tôi hướng dẫn nông dân từng bước sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập và hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường…’ - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề (Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề).

Trang Trại Việt có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hằng - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn thủy sản Bồ Đề (Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề).

CEO Nguyễn Thị Hằng chia sẻ: 'Tôi may mắn sinh ra tại mảnh đất rất đỗi tự hào 'Chị hai 5 tấn Thái Bình'.

Tôi chọn gắn bó với ngành nông nghiệp bởi Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ lực của đất nước.

Văn minh lúa nước của chúng ta đã hình thành từ hàng ngàn đời nay. Đại học Harvard (Mỹ) phân tích hàm số thành công có hai thành tố không thể thiếu đó chính là sở trường và đam mê. 

Với lịch sử như vậy, mỗi người Việt Nam dù sinh ra trong hoàn cảnh nào, sinh sống tại đâu cũng cũng đều mang trong mình bản năng, tố chất và thiên hướng nông nghiệp.

Và từ bé, tôi cũng rất thích câu hát trong bài hát 'Một đời người một rừng cây' của nhạc sĩ Trần Long Ẩn - 'Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?'.

Đó là lý do tôi chọn lĩnh vực được coi là 'xương' này.

Mong muốn đồng hành với bà con nông dân

Mong muốn lớn nhất của chị khi theo đuổi lĩnh vực này là gì?

- Mong muốn lớn nhất của tôi là được đồng hành với bà con nông dân, với nhà khoa học, với nhà nước, với địa phương thực hiện thắng lợi đề án 'Chuyên nghiệp hóa người nông dân'.

Việc hỗ trợ người nông dân nhận thức được vai trò của mình trong thời kỳ hội nhập và tham gia sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là điều cực kỳ quan trọng.

Người nông dân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần hiểu và nắm rõ bản chất của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh, hàng hóa, cung - cầu, thương hiệu, giá trị …

'Sứ mệnh' của người nông dân chính là sản xuất ra hàng hóa đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường chứ không còn đơn thuần 'sản xuất chỉ là sản xuất' như thời trước đây.

Có thể nói cách khác, nông dân thời đại mới đóng vai trò là những người công nhân trên đồng ruộng hay chính là 'Người nông dân chuyên nghiệp'.

CEO Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng và ‘sứ mệnh’ hình thành cộng đồng sản xuất đầy trách nhiệm - Ảnh 1.

CEO Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng bên sản phẩm tôm thu hoạch nhờ ứng dụng công nghệ Bo De Mother Water (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19).

Tôi khá tò mò về đề án 'Chuyên nghiệp hóa người nông dân' được Tập đoàn triển khai?

- Nội dung căn bản của Đề án 'Chuyên nghiệp hoá người nông dân' mà chúng tôi triển khai nhằm đáp ứng và giải quyết các vấn đề cụ thể mà người nông dân cần có trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới sâu rộng như hiện nay.

Người nông dân thời đại mới đóng vai trò là những người công nhân trên đồng ruộng hay chính là 'người nông dân chuyên nghiệp'.

CEO Nguyễn Thị Hằng

Cụ thể, xuất phát từ việc sau khi Chính phủ đã ký hàng loạt các hiệp định tự do thương mại với các nước mở ra thị trường rộng lớn cho hàng hoá, nông sản Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng khó tính như ở thị trường EU, Mỹ hay Nhật Bản và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đề án 'Chuyên nghiệp hóa người nông dân' mà chúng tôi đã triển khai đáp ứng tính chính trị, khoa học kỹ thuật, thực tiễn, văn hóa và tính kinh tế.

CEO Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng và ‘sứ mệnh’ hình thành cộng đồng sản xuất đầy trách nhiệm - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Hằng - CEO Tập đoàn thủy sản Bồ Đề tài trợ 5 tỷ đồng cho Hiệp hội Tôm Bạc Liêu để khuyến khích nông dân sản xuất tôm sạch (Sự kiện diễn ra trước thời điểm dịch Covid-19).

Vậy những yếu tố đó là gì?

- Cụ thể, tính 'chính trị' là người nông dân trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới cần hiểu rõ vai trò của mình khi tham gia đóng vai trò là người công nhân sản xuất ra hàng hoá cung cấp cho nhu cầu thị trường chứ không đơn thuần là chỉ sản xuất ra nông sản như tôi đã nói ở trên. 

Mong muốn của đề án là góp phần cụ thể hóa được mục tiêu, mục đích của Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, qua đó, từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa người nông dân. Cũng như góp phần vào Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về tính khoa học kỹ thuật, qua các lớp tập huấn chuyển giao giúp nông dân từng bước ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. 

Ban đầu, bằng việc cầm tay chỉ việc, chúng tôi chuyển giao cho bà con sản xuất, nuôi tôm theo quy trình sinh học Bồ Đề - Mother Water.

Nông dân được trang bị, đào tạo sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử kiểm soát toàn bộ chất lượng nước ao nuôi: pH, COD, BOD, O2...

CEO Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng và ‘sứ mệnh’ hình thành cộng đồng sản xuất đầy trách nhiệm - Ảnh 4.

CEO Nguyễn Thị Hằng cùng đoàn công tác của Trung tâm KNQG tới vùng sản xuất của nông dân nuôi tôm theo công nghệ Bo De Mother Water (Sự kiện diễn ra trước thời điểm dịch Covid-19).

Ngoài ra, chúng tôi hướng dẫn và hỗ trợ nông dân lập kế hoạch sản xuất, quy trình sản xuất  tôm theo Bộ Quy trình sinh học Bode - Mother Water.

Tính thực tiễn là công nghệ phải phù hợp với trình độ và điều kiện kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, giúp bà con dễ dàng áp dụng và thực hành có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế của từng hộ.

Clip hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học Bo De Mother Water.

Tính kinh tế đó là thông qua liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tập huấn chuyển giao giúp nông dân nâng cao năng suất, chất lượng, giá bán, giúp nông dân nâng cao được thu nhập trên cùng diện tích canh tác.

Và cuối cùng đó là tính văn hóa, ở mỗi vùng miền đều có tập quán sinh hoạt, sản xuất, văn hóa khác nhau. Thông qua chương trình, sẽ tạo ra một nét văn hóa mới trong sinh hoạt và sản xuất có tính chuyên nghiệp và có trách nhiệm cộng đồng cao, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Người nông dân chuyên nghiệp sẽ là người nông dân giỏi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thành thạo, thái độ chuyên nghiệp trong sản xuất. Biết định vị nguồn lực, xác định mục tiêu cụ thể, tổ chức thực hiện theo nguyên tắc và biết quản trị rủi ro.

CEO Nguyễn Thị Hằng

Công nghệ tiên phong

Trở lại câu chuyện của Bồ Đề Mother Water, sản phẩm của Tập đoàn có gì đặc biệt, ưu việt so với những sản phẩm khác trên thị trường thủy sản hiện nay?

- Bồ Đề Mother Water được chiết xuất từ công nghệ sinh học, thích hợp cho cả mô hình nuôi tôm công nghiệp ao đất và nuôi quảng canh. Sản phẩm thích hợp dùng cải tạo ao ương, xử lý nước trước khi thả tôm và trong suốt quá trình nuôi, trộn vào thức ăn nuôi công nghiệp.

Ngoài tác dụng bổ sung đầy đủ khoáng chất cho tôm, Bồ Đề - Mother Water còn có tác dụng cải tạo môi trường rất tốt. Vì sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học Break all Soil & Water, có tác dụng phá vỡ các liên kết điện tử của phân tử nước, làm mềm nước, tăng hàm lượng oxy hòa tan, giúp cho vi khuẩn hiếu khí phát triển, chủng vi khuẩn yếm khí tạo ra tảo độc và nấm sinh mùi bị tiêu diệt, cải tạo độ pH đáy hồ và pH nước, ổn định độ kiềm.

Khi sử dụng sản phẩm đúng quy trình, sẽ ổn định môi trường nước suốt vụ nuôi, hệ sinh thái được hồi sinh, thực vật và phù du có cơ hội phát triển mạnh, giúp cho tôm có nguồn thức ăn tự nhiên đa dạng, phong phú, đủ dưỡng chất và khoáng chất, khỏe mạnh, tăng trưởng nhanh, rất chất lượng khi thu hoạch.

Về môi trường, sau khi sử dụng sản phẩm công nghệ sinh học Bode Mother Water, môi trường đất và nước cải thiện rõ rệt, pH ổn định ở mức trung tính, độ phì tăng cao, động và thực vật phù du có lợi phát triển tạo nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào và phong phú, tôm tăng trưởng nhanh, rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng năng suất, chất lượng gấp 2-3 lần so với truyền thống.

CEO Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng và ‘sứ mệnh’ hình thành cộng đồng sản xuất đầy trách nhiệm - Ảnh 7.

Nhiều hợp tác xã, vùng nuôi, hộ dân lựa chọn sản phẩm Bo De Mother Water và trên thị trường để mua được sản phẩm này không phải dễ do thường xuyên 'cháy' hàng. (Ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19).

Việc triển khai đề án đã mang lại gì cho nông dân?

- Có thể nói, trong thời gian qua, trong khuôn khổ chương trình hợp tác công tư với Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Hội Nông dân một số địa phương, thí điểm thực hiện Đề án chuyên nghiệp hoá người nông dân bước đầu cho các kết quả rất đáng khích lệ. 

Chương trình đã triển khai quy mô 6 tỉnh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long gồm Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và một số tỉnh tại khu vực Bắc Miền Trung như Nghệ An, Thanh Hoá, chúng tôi cũng đã tổ chức được rất nhiều lớp tập huấn.

Người nông dân tham gia trong đề án 'Chuyên nghiệp hoá người nông dân' được tập huấn kỹ thuật, cầm tay chỉ việc, hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất cũng như quy trình sản xuất nên kiến thức, kỹ năng qua sản xuất thực tế cũng được nâng cao đáng kể.

Chúng tôi hướng dẫn nông dân từng bước sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo ra chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập và hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững vì tương lai của nền nông nghiệp nước nhà

CEO Tập đoàn Thủy sản Bồ Đề Nguyễn Thị Hằng và ‘sứ mệnh’ hình thành cộng đồng sản xuất đầy trách nhiệm - Ảnh 8.

Nông dân huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) trúng mùa tôm trên đất lúa nhờ sử dụng sản phẩm Bồ Đề - Mother Water. Ảnh: K.T

'Tự hào đóng góp cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân nước nhà'

Chị nhìn nhận và đánh giá khách quan gì về thực trạng sản xuất nông nghiệp Việt Nam nói chung và lĩnh vực thủy sản nói riêng hiện nay?

- Qua 35 năm đổi mới, khu vực nông nghiệp - nông thôn và đời sống nông dân đã có những bứt phá.

Nhờ tăng trưởng nhanh, nông nghiệp Việt Nam không chỉ cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định kinh tế - xã hội mà còn phục vụ đắc lực cho xuất khẩu.

Nếu như năm 1986, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành chỉ đạt 486 triệu USD, giờ sau 35 năm đổi mới và hội nhập, Việt Nam đã trở thành một trong những nước xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hàng đầu thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trên 41 tỷ USD, gấp 85 lần so với năm 1986. Đặc biệt, có một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, như: cà phê, gạo, hạt điều, rau quả, tôm, gỗ và sản phẩm gỗ…

Nông sản Việt Nam đã hiện diện trên 196 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU,…

Ngày 28/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua 2 nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn lên tới 271.000 tỷ đồng. Đây đều là những tín hiệu rất đáng mừng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với nông nghiệp nông dân nông thôn.

Đảng, Nhà nước đã có nhiều nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, như Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị Trung ương 7 khóa X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 32/2016/QH14 ngày 23/11/2016 của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", Kết luận số 54-KL/TW ngày 7/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và mới đây nhất là ngày 28/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua 2 nghị quyết về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn lên tới 271.000 tỷ đồng. Đây đều là những tín hiệu rất đáng mừng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước với nông nghiệp nông dân nông thôn.

Và đương nhiên, với sứ mệnh của mình, Thủy sản Bồ Đề đã, đang và sẽ muốn đóng góp tích cực vào quá trình phát triển ấy.

Từ góc nhìn đó, chị có kiến nghị, đề xuất gì?

- Tôi rất đồng tình với thông điệp của Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan mới đây về việc tạo ra đội ngũ nông dân có tri thức, từ đó thay đổi chất lượng cuộc sống và mấy chục triệu nông dân sẽ giúp thay đổi nền nông nghiệp nước nhà.

Có lẽ, trước mắt, chúng ta cũng nên nghiên cứu việc cấp 'chứng chỉ' nông dân để tránh mở rộng sản xuất một cách tùy hứng sẽ dễ mất kiểm soát, phá vỡ quy hoạch sản xuất, bởi thời gian qua, thực tế, nhiều nhà sản xuất cùng mặt hàng khiến cung vượt cầu và sản phẩm nông sản phải chờ 'giải cứu'.

Từ đó, chúng ta sẽ hình thành lực lượng sản xuất chất lượng cao, hình thành cộng đồng sản xuất có trách nhiệm, gắn mục tiêu sản xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái bền vững.

Và từ đó, chúng ta sẽ tạo ra chuỗi cung ứng cho nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Mục tiêu xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia sẽ trở nên rất gần.

Xin cảm ơn CEO Nguyễn Thị Hằng!

Ngọc Trần