Bình Định: Rừng sim "tím lịm", đẹp như trong phim giúp dân An Lão hái ra tiền

Thăng Bình Thứ bảy, ngày 18/09/2021 09:31 AM (GMT+7)
Huyện miền núi An Lão (tỉnh Bình Định) đang có hơn 500ha rừng sim tự nhiên nằm trong đất lâm nghiệp. Những cánh rừng sim bây giờ không còn là loài hoa dại để ngắm chơi, mà quả sim đang mang lại cho người đồng bào dân tộc thiểu số sống cạnh rừng nguồn thu nhập ổn định.
Bình luận 0

Khu rừng sim rộng đến hơn 100ha nằm trên địa bàn thôn 1 (xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định) khiến nhiều người thực sự ngỡ ngàng khi đặt chân đến đây.

Ông Nguyễn Hùng Nam - Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn cho hay, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 7 dương lịch là quả sim trên rừng chín rộ.

Người dân đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương mang gùi lên rừng hái sim. Mỗi vụ, rừng sim ở thôn 1 cho sản lượng khoảng gần 30 tấn quả.

Bình Định: Một huyện có hơn 500 héc ta rừng tự nhiên ra quả “tím lịm”, giúp dân hái ra tiền  - Ảnh 1.

Sim rừng được di thực về trồng xen với cây ăn quả tại HTX Nông nghiệp Thành Công (Gia Lai). Ảnh: TB.

Sim được bà con hái về rồi bán cho thương lái dưới đồng bằng. Giá sim có lúc tăng đến 15.000 - 20.000 đồng/kg, còn bình thường đạt 10.000 - 12.000 đồng/kg.

Người hái quen tay thì 1 ngày kiếm được 50kg, ai hái dở cũng được 20kg. Vào mùa sim chín, mỗi ngày vào rừng trở về là người dân xã An Toàn kiếm được từ 300.000 - 600.000 đồng/người, một khoản thu nhập không nhỏ đối với người dân vùng cao.

"Năm nay dù dịch bệnh hoành hành nhưng giá sim được thương lái thu mua tại An Toàn vẫn ổn định với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg, khi về đến thị trấn An Lão thì giá tăng lên 15.000 đồng/kg. Do dịch Covid-19, thương lái ở xa không đến thu mua số nhiều để về chế biến rượu sim được nên sim được bán lẻ cho người dân địa phương", ông Hùng Nam nói.

Bình Định: Một huyện có hơn 500 héc ta rừng tự nhiên ra quả “tím lịm”, giúp dân hái ra tiền  - Ảnh 2.

Huyện miền núi An Lão (Bình Định) đang nỗ lực bảo tồn, phát triển hơn 500 ha sim rừng tự nhiên. Ảnh: TB.

Chính vì vậy, những cánh rừng sim bây giờ không còn là loài hoa dại để ngắm chơi, mà quả sim đang mang lại cho đồng bào dân tộc thiểu số sống cạnh rừng thu nhập ổn định.

Theo ông Đỗ Tùng Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão, địa phương đang có hơn 500ha rừng sim tự nhiên nằm trong đất lâm nghiệp.

Trong đó, Tiểu khu 37 xã An Toàn có gần 200ha; Tiểu khu 33, khu vực giữa xã An Tân và An Quang có trên 320ha.

Bình Định: Một huyện có hơn 500 héc ta rừng tự nhiên ra quả “tím lịm”, giúp dân hái ra tiền  - Ảnh 3.

Quả sim có màu tím, vị chát chát. Ảnh: TB.

Để bảo tồn và phát triển cây sim tại Tiểu khu 33, chính quyền huyện An Lão đã đề ra chủ trương giao diện tích các đồi sim tự nhiên cho người dân địa phương quản lý, thu hoạch trái sim dưới tán rừng, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Ngoài ra, huyện An Lão còn kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài huyện đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất rượu sim, từng bước xây dựng thương hiệu "Rượu sim An Lão", nhằm phục vụ phát triển du lịch và tiểu thủ công nghiệp.

Bình Định: Một huyện có hơn 500 héc ta rừng tự nhiên ra quả “tím lịm”, giúp dân hái ra tiền  - Ảnh 4.

Người dân xã An Toàn (huyện An Lão, Bình Định) gùi quả sim rừng đến bán cho đại lý. Ảnh: TB.

"Xác định bảo tồn và phát triển cây sim rừng kết hợp làm du lịch là hướng đi mới, chúng tôi đã xây dựng 2 đề án về phát triển lâm nghiệp bền vững và phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch nhằm phát huy lợi thế của huyện về đất rừng và tài nguyên rừng theo đúng định hướng của tỉnh", ông Tùng Lâm cho hay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem