Bí ẩn căn nhà được trả đền bù phá dỡ hơn 30 nghìn tỷ đồng nhưng chủ nhân nghèo vẫn không lay chuyển

Thứ ba, ngày 08/06/2021 09:18 AM (GMT+7)
Câu chuyện gây xôn xao dư luận lẫn cảm phục của toàn mạng xã hội về một người lao động bình thường từ chối không chớp mắt trước khoản tiền bồi thường phá dỡ 360 tỷ đồng cho căn 'tứ hợp viện' của mình, thậm chí còn lớn tiếng khẳng định cho dù có hơn 30 nghìn tỷ đồng cũng không lay chuyển.
Bình luận 0

Nói đến di tích, cổ vật văn hóa ở Trung Quốc thì có vô số loại, từ những bức tranh vẽ, thư pháp, vật dụng sinh hoạt hàng ngày lưu truyền từ ngày xưa đều có thể gọi là di tích văn hóa. Nhưng theo tổng kết của các chuyên gia khảo cổ, lớn nhất trong số đó là những công trình kiến trúc cổ (nhà) được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Giá trị lịch sử và văn hóa của những công trình này cũng hùng vĩ như dáng vẻ của nó, chứa đựng những trí tuệ của cuộc sống được kế thừa bởi tổ tiên xa xưa.

Bí ẩn căn nhà được trả đền bù phá dỡ hơn 30 nghìn tỷ đồng nhưng chủ nhân nghèo vẫn không lay chuyển - Ảnh 1.

Tứ hợp viện nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là những khu tạp viện ở Bắc Kinh cũ, và những khu nhà ở của người nổi tiếng được bảo vệ.

Ví dụ, trong các triều đại Ngụy, Tấn, Nam và Bắc triều, mô hình cư trú phổ biến nhất ở Trung Quốc là "tứ hợp viện". Đây được coi là loại hình kiến trúc được truyền từ đời này tới đời khác, là công trình di tích văn hóa có lịch sử hơn hai nghìn năm. Loại hình này được chăm chút tỉ mỉ từ lúc xây cho tới lúc về ở. Ví dụ như, trước cửa nhà không được trồng câu dâu, bởi "dâu" trong tiếng hán đồng nghĩa với từ "tang"; hoặc cách bố trí phòng khách, cửa chính, phòng cánh … đều phản ánh quan niệm văn hóa của thế hệ cũ. Căn phòng cánh Tây luôn để giành cho những khuê nữ trẻ trung xinh đẹp. Tóm lại, từ cách bố trí kết cấu của tòa kiến trúc đến cách bài trí các chi tiết bên trong đều hình thành một phong cách truyền thống độc đáo.

Việc phá dỡ những công trình cổ kính này, ngoài đầu tư sức lực thì kinh phí cũng khá tốn kém, nên đa phần các chủ hộ đều tỏ ra vui vẻ khi tạp viện của mình nằm trong quy hoạch.

Việc phá dỡ những công trình cổ kính này, ngoài đầu tư sức lực thì kinh phí cũng khá tốn kém, nên đa phần các chủ hộ đều tỏ ra vui vẻ khi tạp viện của mình nằm trong quy hoạch.

Tứ hợp viện nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là những khu tạp viện ở Bắc Kinh cũ, và những khu nhà ở của người nổi tiếng được bảo vệ. Trên thực tế, vào thời nhà Minh và nhà Thanh, hình thức tứ hợp viện đã khá quen thuộc ở Trung Quốc. Ở Đông Bắc, Hà Bắc, Sơn Tây và những nơi khác cũng có những mô hình tứ hợp viện lớn nhỏ khác nhau, nhưng tới thời hiện đại phần lớn đều bị hư hại và không còn tồn tại. Dưới tình trạng số lượng tứ hợp viện ngày càng ít đi, trong khi đây đã là một phần của văn hóa truyền thống, thì ý thức bảo vệ các di tích văn hóa của người dân cũng ngày càng mạnh mẽ hơn. Nhưng có mấy ai thực sự có thể từ chối khi đứng trước một khoản tiền tháo dỡ khá lớn cho những công trình cổ xưa này? Thế nhưng gần đây, câu chuyện một hộ gia đình tứ hợp viện ở Trịnh Châu đã từ chối 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 360 tỷ đồng) tiền phá dỡ công trình cổ đã gây xôn xao toàn mạng xã hội Trung Quốc. Thậm chí, chủ nhà còn cho rằng kể cả số tiền lớn hơn, thì anh cũng không đồng ý.

Căn nhà "đóng đinh vững chắc" ngoan cường nhất

Bí ẩn căn nhà được trả đền bù phá dỡ hơn 30 nghìn tỷ đồng nhưng chủ nhân nghèo vẫn không lay chuyển - Ảnh 3.

Câu chuyện một hộ gia đình tứ hợp viện ở Trịnh Châu đã từ chối 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 360 tỷ đồng) tiền phá dỡ công trình cổ đã gây xôn xao toàn mạng xã hội Trung Quốc. Thậm chí, chủ nhà còn lớn tiếng khẳng định cho dù nhà đầu tư có đền bù số tiền 8,8 tỷ nhân dân tệ (hơn 30 nghìn tỷ đồng) ông cũng không đồng ý phá dỡ tứ hợp viện của mình. Câu chuyện gây xôn xao dư luận khi một số tiền khổng lồ như vậy không thể làm lay chuyển chủ nhà.

Trong guồng quay của lịch sử xã hội, nhiều công trình kiến trúc cổ xưa đã phải phá bỏ. Ví dụ, các bức tường thành của Bắc Kinh đã chứng kiến những thăng trầm của vô số triều đại, nhưng sau khi thành lập Trung Quốc Mới, Bắc Kinh trở thành thủ đô và là trung tâm kinh tế và văn hóa của đất nước, phải được quy hoạch lại. Do đó, nhiều bức tường thành và cổng thành cổ xưa đã bị phá bỏ. Tương tự, mô hình Tứ hợp viện được đề cập ở trên cũng đã biến mất trong quy hoạch phát triển đô thị, thay vào đó là từng dãy nhà cao tầng. Tuy nhiên, việc phá dỡ những ngôi nhà cổ này cũng thể hiện sự tiến bộ và phát triển của thành phố. Hơn nữa, việc phá dỡ những công trình cổ kính này, ngoài đầu tư sức lực thì kinh phí cũng khá tốn kém, nên đa phần các chủ hộ đều tỏ ra vui vẻ khi tạp viện của mình nằm trong quy hoạch.

Hơn nữa, chính vì ngồi không cũng có thể nhận được một khoản tiền bồi thường khá lớn, nên phần lớn các hộ dân trong tứ hợp viện đều tỏ ra khá "cứng" trong việc thỏa thuận tiền phá dỡ, đền bù. Rất nhiều hộ làm ầm ĩ báo giới để có thể nhận về khoản bồi thường và lợi ích khiến mình hài lòng. Tuy nhiên, chuyện gì cũng có ngoại lệ.

Đó là trường hợp của ông Nhậm (Ren) ở Trịnh Châu, Hà Nam, được coi là hộ gia đình "đóng đinh vững chắc" ngoan cường nhất. Ông Nhậm đã từ chối không chớp mắt trước khoản tiền bồi thường phá dỡ 100 triệu tệ (khoảng 360 tỷ đồng), thậm chí còn lớn tiếng khẳng định cho dù nhà đầu tư có đền bù số tiền 8,8 tỷ NDT (hơn 30 nghìn tỷ đồng) ông cũng không đồng ý phá dỡ tứ hợp viện của mình. Câu chuyện gây xôn xao dư luận khi một số tiền khổng lồ như vậy không thể làm lay chuyển chủ nhà.

Bí ẩn căn nhà được trả đền bù phá dỡ hơn 30 nghìn tỷ đồng nhưng chủ nhân nghèo vẫn không lay chuyển - Ảnh 5.

Ngôi nhà này tuy đã trải qua bao phong ba, nhưng nó đã được nhiều đời họ Nhậm chung tay tu bổ sửa chữa, lại ghi đậm những dấu ấn lịch sử từ các thời kỳ khác nhau của nhà Thanh. Vì vậy, ông Nhậm không muốn tài sản truyền lại từ tổ tiên đến đời mình bị mất đi.

Phía sau "hộ gia đình đóng đinh vững chắc"

Theo tìm hiểu, ông Nhậm không phải là người giàu có, không hề có nhiều tài sản giá trị mà coi thường kinh phí phá dỡ. Thậm chí, gia đình ông chỉ là một gia đình lao động bình thường. Lý do khiến ông không đồng ý phá dỡ tứ hợp viện của mình, không phải vì muốn dùng nó như một con bài mặc cả để có thêm tài sản, cũng không phải do sống quá lâu ở đây mà không nỡ rời đi. Tất nhiên, có thể có một số nguyên nhân phía sau, nhưng chủ yếu là do tính đặc thù riêng của chính căn nhà này.

Bí ẩn căn nhà được trả đền bù phá dỡ hơn 30 nghìn tỷ đồng nhưng chủ nhân nghèo vẫn không lay chuyển - Ảnh 6.

Quan trọng hơn, một tấm bảng được treo trên lối vào phía trước của ngôi nhà này, có khắc bốn ký tự "Phụ dực quốc chính". Được biết, tổ tiên nhà họ Nhậm trước kia là một gia tộc lớn, và tấm bảng này là do Hoàng đế Đạo Quang ban tặng. Có thể nói, tứ hợp viện này không đơn thuần chỉ là nơi để ở, mà còn là một di tích văn hóa có giá trị lịch sử to lớn.

Tứ hợp viện này là do tổ tiên của ông Nhậm xây dựng vào thời Càn Long, trải qua 4 đời sửa chữa liên tiếp, cuối cùng nó đã được hoàn thành và trở thành một công trình nhà ở đặc biệt mang phong thái thời nhà Thanh. Trong khoảng thời gian này, tứ hợp viện này đã chứng kiến sự thay đổi của các triều đại bên ngoài, và cũng trải qua những thay đổi của dòng họ Nhậm trong nhiều thế hệ, điều này đủ để phản ánh giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc của nó. Ngôi nhà này tuy đã trải qua bao phong ba, nhưng nó đã được nhiều đời họ Nhậm chung tay tu bổ sửa chữa, lại ghi đậm những dấu ấn lịch sử từ các thời kỳ khác nhau của nhà Thanh. Vì vậy, ông Nhậm không muốn tài sản truyền lại từ tổ tiên đến đời mình bị mất đi.

Quan trọng hơn, một tấm bảng được treo trên lối vào phía trước của ngôi nhà này, có khắc bốn ký tự "Phụ dực quốc chính". Được biết, tổ tiên nhà họ Nhậm trước kia là một gia tộc lớn, và tấm bảng này là do Hoàng đế Đạo Quang ban tặng. Có thể nói, tứ hợp viện này không đơn thuần chỉ là nơi để ở, mà còn là một di tích văn hóa có giá trị lịch sử to lớn. Đây là lý do tại sao ông Nhậm muốn trở thành "hộ đóng đinh vững chắc", và mãi luôn trông giữ ngôi nhà này.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, các chuyên gia văn hóa cũng cho rằng, ngôi nhà này thực sự là một di tích văn hóa cuối thời nhà Thanh và không thể phá bỏ. Cuối cùng, các cơ quan lịch sử và văn hóa có liên quan cũng đã vào cuộc. Và ngôi nhà cổ được tuyên bố là bảo tàng di tích văn hóa và được nhà nước bảo vệ đặc biệt. Dù không nhận được một lợi ích kinh tế nào, nhưng gia đình ông Nhậm vẫn được tiếp tục ở trong ngôi nhà cũ, đồng thời, họ cũng đã có nhiều nỗ lực để bảo vệ di tích văn hóa này.


San San (New QQ)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem